Hùng Vương giải trình việc đang lãi sang lỗ hơn trăm tỷ sau kiểm toán

Sau kiểm toán Công ty CP Hùng Vương bất ngờ lỗ ròng 134,2 tỷ đồng, chênh lệch khá lớn so với mức lợi nhuận sau thuế công ty tự lập là 27,6 tỷ đồng.
Hoàng Anh Gia Lai miễn nhiệm em trai bầu Đức khỏi vị trí Phó Tổng giám đốc Vì sao VietABank, NCB không trả lại tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng? EVN lãi 127 tỷ đồng sau khi bán hết vốn ngoài ngành

Công ty CP Hùng Vương (mã CK: HVG) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét bán niên năm 2019 cho thấy kết quả lợi nhuận sau thuế chuyển từ lãi thành lỗ, chênh lệch khá lớn so với mức lợi nhuận sau thuế công ty tự lập.

Theo đó, doanh thu thuần của Công ty Hùng Vương đạt 2.876 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng; nhờ đó lợi nhuận gộp lên mức 320 tỷ đồng, tăng thêm 9 tỷ đồng so với trước soát xét.

Tuy nhiên các loại chi phí trong kỳ cũng đều được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, chi phí tài chính tăng thêm 15,7 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm tới 118,9 tỷ. Cùng với đó, lỗ từ công ty liên doanh liên kết từ 6,2 tỷ đồng đã tăng lên 42,7 tỷ, lỗ từ hoạt động khác cũng tăng lên 6,4 tỷ đồng.

Kết quả, nếu như trước soát xét Công ty Hùng Vương vẫn lãi 27,6 tỷ đồng sau thuế, thì sau soát xét công ty lại ghi nhận lỗ hơn 134,2 tỷ đồng, lỗ ròng của công ty mẹ ở mức 111,8 tỷ đồng. Việc này dẫn tới lỗ lũy kế của Công ty tính tới 31/3/2019 đã lên tới 527,8 tỷ đồng, tăng hơn 128 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

hung vuong giai trinh viec dang lai sang lo hon tram ty sau kiem toan
Lỗ lũy kế của Công ty CP Hùng Vương tính tới 31/3/2019 đã lên tới 527,8 tỷ đồng, tăng hơn 128 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Theo giải trình của Công ty CP Hùng Vương, việc lỗ ròng sau kiểm toán tăng 161,8 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán chủ yếu do điều chỉnh doanh thu tăng 229,4 tỷ đồng và giá vốn hàng bán giảm 220,3 tỷ đồng do ghi nhận giảm bút toán loại trừ doanh thu và giá vốn hàng bán từ các giao dịch trong nội bộ công ty chưa được phản ánh phù hợp trong báo cáo tài chính hợp nhất tự lập.

Bên cạnh đó, việc chuyển từ lãi thành lỗ là do chi phí tài chính tăng 15,7 tỷ đồng chủ yếu do trích lập thêm chi phí lãi vay; tăng lỗ chia từ các công ty liên kết, liên doanh giảm 36,5 tỷ đồng do do ghi nhận các khoản lỗ theo tỷ lệ sở hữu ở các công ty liên doanh, liên kết; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 118,8 tỷ đồng là do việc trích lập bổ sung dự phòng các khoản phải thu khó đòi và tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 10,6 tỷ đồng.

Cũng tại báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán, kiểm toán viên đã nhấn mạnh đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty CP Hùng Vương vì có khoản vay quá hạn thanh toán tại các ngân hàng thương mại. Khả năng hoạt động của công ty phụ thuộc vào khả năng sắp xếp dòng tiền kinh doanh và được tái cơ cấu các khoản vay từ ngân hàng.

Đến ngày 31/3/2019, Công ty CP Hùng Vương chưa thanh toán khoản vay đến hạn trả lại cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) với số tiền gần 602 tỷ đồng. Ngày 11/6/2019, công ty đang trong quá trình xin sự phê duyệt của Vietcombank cho giãn thời gian thanh toán khoản nợ gốc và lãi vay này trong vòng 8 năm tiếp theo.

Kết thúc nửa năm tài chính 2019, tổng giá trị nợ vay của Công ty Hùng Vương đạt 3.088 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn 2.964 tỷ đồng. Ngoài số nợ chưa thanh toán tại Vietcombank, công ty còn vay từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hơn 2.000 tỷ đồng.

Văn Huy
Phiên bản di động