Luật sư tư vấn:

Hình thức xử phạt vận chuyển trái phép súng, đạn nổ

Theo pháp luật Việt Nam, mọi hành vi sản xuất, chế tạo súng, vận chuyển trái phép súng đều vi phạm pháp luật và đối diện với nguy cơ bị phạt tù giam.
Audio Pháp luật ngày 9/7:phát hiện người phụ nữ vận chuyển trái phép súng tự chế

Câu hỏi: Em tôi nhận chuyển giúp 11 khẩu súng đạn nổ (súng chỉ gây ra tiếng nổ) từ Mỹ về Việt Nam. Theo đó em tôi là người nhận hàng từ đơn vị ship tại Việt Nam. Em tôi bị công an mật phục bắt được. Người bạn nhờ em tôi đã bỏ trốn. Em tôi chưa từng vi phạm, cũng đã thành khẩn khai báo toàn bộ sự việc với cơ quan điều tra. Vậy em tôi có thể bị xử lý như thế nào?

van chuyen trai phep sung dan no se bi xu ly nhu the nao
Vận chuyển trái phép súng, đạn nổ sẽ bị xử lý như thế nào? Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Luật sư Văn phòng Luật Phúc Quang cho biết, việc vận chuyển súng đạn nổ được quy định lại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể:

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Công cụ hỗ trợ bao gồm:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này."

Như bạn nêu thì bạn nhận chuyển hộ bạn 11 khẩu súng đạn nổ (súng chỉ gây ra tiếng nổ) có thể xếp vào loại công cụ hỗ trợ.

Theo Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ

"1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

Theo Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình đã ghi nhận về việc xử lí vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

Như vậy em bạn có hành vi vận chuyển, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Còn nếu hành vi chưa thuộc trường hợp trên thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

An Khê (t/h)
Phiên bản di động