Hãy dành khẩu trang y tế cho các bác sĩ, điều dưỡng

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Tú, để phòng dịch Covid-19, người dân có thể sử dụng khẩu trang vải có kháng khuẩn. Khẩu trang y tế nên dành cho nhân viên y tế, bác sĩ.
Lập Tổ giám sát việc đeo khẩu trang đối với du khách nước ngoài ở Hội An Lập Tổ công tác kết nối cung cầu điều tiết thị trường khẩu trang Danh sách 28 điểm bán khẩu trang kháng khuẩn phòng dịch Covid-19 tại tỉnh Bắc Giang Sản xuất khẩu trang y tế kém chất lượng giữa dịch Covid-19, xử lý thế nào? Vietnam Airlines không làm thủ tục cho khách bay không có khẩu trang Doanh nghiệp may ở Vĩnh Phúc vi phạm sản xuất khẩu trang kháng khuẩn Từ mai (16/3), phải đeo khẩu trang nơi công cộng phòng dịch Covid-19

Trước sự bùng phát của dịch Covid-19, người dân tìm làm mọi cách để tự bảo vệ mình. Một trong những biện pháp phổ biến nhất là đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, hiện nay, khẩu trang y tế đang trong tình trạng thiếu. Hơn thế, theo nhiều chuyên gia y tế, khẩu trang y tế, N95 khi sử dụng sai cách sẽ không hiệu quả. Giải pháp thay thế hiệu quả là khẩu trang vải không bị biến động về giá cả và nguồn cung.

hay danh khau trang y te cho cac bac si dieu duong
Hãy dành khẩu trang y tế cho các bác sĩ, điều dưỡng. Ảnh: Hoàng Hà.

"Hãy dành khẩu trang y tế cho những người thực sự cần"

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tú, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cho biết khẩu trang y tế thường chỉ dành cho y bác sĩ, nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, những bác sĩ trong tuyến đầu phòng dịch, họ thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn bệnh. Khẩu trang y tế chỉ dùng một lần, chúng có tính tiện dụng, các nhân viên y tế có thể thay mới thường xuyên.

"Người dân không nên quá căng thẳng và chỉ sử dụng khẩu trang y tế. Thực tế, với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày vẫn có thể sử dụng khẩu trang vải có kháng khuẩn. Một số loại khẩu trang vải kháng khuẩn có thể sử dụng 30-50 lần. Sau khi dùng, bạn chỉ cần giặt, hấp và phơi khô là có thể tái sử dụng. Hành động này giúp giảm bớt rác thải y tế, đồng thời không gây tình trạng thiếu khẩu trang y tế trên thị trường", bác sĩ Nguyễn Hữu Tú nói.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trần Xuân Bách, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương (Hà Nội), cho rằng khẩu trang y tế nên dành cho những người thực sự cần. "Người dân có thể sử dụng khẩu trang vải ở môi trường bên ngoài cơ sở y tế nếu có việc cần đến nơi đông người, không gian chật hẹp và ít thoáng khí (kiểu phòng họp...) và khi cá nhân có nhu cầu để tăng sự an tâm cá nhân. Sử dụng khẩu trang vải đúng và hợp lý sẽ không phải mua với giá 'trên trời', không làm khan hiếm khẩu trang y tế để rồi người cần dùng lại không có", bác sĩ Bách chia sẻ.

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, City of Hope, California, Mỹ, cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, người nhiễm virus là đối tượng ưu tiên hàng đầu bắt buộc phải sử dụng khẩu trang y tế vì rất dễ phát tán mầm bệnh cho mọi người xung quanh.

Tiếp đến là nhân viên y tế - những người này tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân mang mầm bệnh nên nguy cơ nhiễm bệnh của họ cao hơn rất nhiều so với những người bên ngoài. Việc trang bị cho họ tối đa để không bị nhiễm là điều rất cần thiết.

hay danh khau trang y te cho cac bac si dieu duong
Nhiều hiệu thuốc ghi rõ thông báo hết khẩu trang y tế khi có quá nhiều người vào mua. Ảnh: Phương Lâm.

Khẩu trang y tế chỉ là một phần nhỏ khi phòng chống dịch

Cũng theo bác sĩ Trần Xuân Bách, người dân nên hiểu rõ tác dụng thực sự của khẩu trang. Bạn không nên nghĩ rằng chỉ cần đeo khẩu trang là có thể phòng được SARS-CoV-2 mà quên đi những biện pháp quan trọng khác.

"Khẩu trang y tế chỉ là một phần rất nhỏ trong quá trình phòng chống dịch Covid-19. Không nên thổi phồng hình ảnh của khẩu trang y tế và tuyệt đối hóa giá trị của nó để rồi bỏ qua nhiều biện pháp phòng chống quan trọng khác. Điều đó thực sự nguy hiểm. Xin đừng dùng khẩu trang y tế nếu không thuộc nhóm cá thể cần sử dụng", bác sĩ Bách cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tú cũng nhấn mạnh việc rửa tay quan trọng hơn đeo khẩu trang. Sử dụng khẩu trang y tế sai cách còn gây tác dụng ngược. Vì vậy, người dân nên mua khẩu trang vải để tiết kiệm chi phí, chỉ cần lựa chọn được loại đạt chuẩn, không nhất thiết phải sử dụng khẩu trang y tế.

"Đeo khẩu trang không phải biện pháp quan trọng nhất để phòng dịch. Ngoài khẩu trang, mọi người cần tuân thủ các biện pháp an toàn khác được Bộ Y tế, WHO khuyến nghị để chủ động phòng tránh virus corona như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, hạn chế chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Tránh di chuyển đến vùng tâm dịch. Đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám khi có các biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh", Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, nói.

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, với nhu cầu sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân, khẩu trang vải vẫn có tác dụng trong công tác phòng tránh virus corona.

Các sợi vải có lỗ hở lớn hơn khẩu trang y tế và N95 nên khả năng cản giọt dịch nhỏ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng cũng giảm được sự lâynhiễm khi các hạt dịch được thấm hút lên khẩu trang, cản virus vào trong đường hô hấp.

Khẩu trang vải tái sử dụng nên giặt thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hàng ngày và phơi khô dưới nắng. Ngoài ra, khi chọn mua khẩu trang, người tiêu dùng nên lựa chọn loại ghi rõ nguyên liệu, khả năng kháng bụi, kháng khuẩn.

Trong một số phạm vi có khả năng tiếp xúc mầm bệnh cao, ví dụ nơi được xác định có người bệnh thì phải mang khẩu trang y tế.

Khẩu trang không phải cứu tinh chống lại virus corona Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bảo vệ với những người khỏe mạnh khỏi virus corona.
Nguồn: Zing
news.zing.vn
Phiên bản di động