Hà Nội: Vượt gấp đôi chỉ tiêu xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao trong năm 2022

Năm 2022, thành phố giao chỉ tiêu phải hoàn thành 25 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao và 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Qua kết quả rà soát tính đến đầu 12/2022 dự kiến đã có 57 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 32 xã so với kế hoạch TP giao).
Xã Nguyệt Đức đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, đón nhận cờ thi đua của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Mê Linh rực sáng trong ngày đón nhận danh hiệu Nông thôn mới Hà Nội: 100% các xã đều đạt chuẩn Nông thôn mới

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội (NN&PTNT) năm 2022, diễn ra chiều nay (22/12).

Hà Nội: Vượt gấp đôi chỉ tiêu xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao trong năm 2022
Quang cảnh hội nghị

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2022, Ban Giám đốc Sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các lĩnh vực công tác. Nổi bật, các lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp; Chăn nuôi, thú ý, thủy sản đều phát triển, đạt mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn TP.

Công tác phát triển nông thôn và xây dựng NTM tiếp tục được quan tâm đầu tư. Năm 2022, TP giao chỉ tiêu phải hoàn thành 25 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Qua kết quả rà soát tính đến đầu 12/2022 dự kiến đã có 57 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 32 xã so với kế hoạch TP giao).

Về Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, dự kiến hết năm 2022 số lượng sản phẩm OCOP luỹ kế đạt trên 2.000 sản phẩm.

Bên cạnh đó, hoạt động khoa học - công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh. Năm 2022, toàn TP đã có có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, có 185 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 45 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 54 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tập trung nhiều ở các huyện như: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng.

Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện nghiêm túc. Trong năm 2022, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 257 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, đã phát hiện 46 tổ chức, cá nhân có vi phạm và đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 525 triệu đồng với các hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bên cạnh kết quả trên, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, như: Giá vật tư đầu vào phục vụ chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao, thị trường đầu ra không ổn định và chi phí sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế không cao nên việc đầu tư sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, khó kiểm soát. Tiến độ giải ngân của 2 dự án trọng điểm (Dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và Dự án tiếp nước cải tạo sông Tích) còn chậm. Việc điều chỉnh Dự án tiếp nước cải tạo sông Tích còn chậm so với chỉ đạo UBND TP…

Tại buổi kiểm điểm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến biểu dương, ghi nhận những kết quả, thành tích NN&PTNT TP đạt được trong năm 2022. Điều này góp phần quan trọng việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của Thủ đô năm 2022.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã cho ý kiến đối với báo cáo kiểm điểm của Sở; Gợi mở những nội dung cần kiểm điểm sâu hơn để các đại biểu trao đổi, thảo luận, làm rõ những mặt còn khuyết điểm, hạn chế để từ đó đề ra phương hướng, giải pháp khắc phục trong năm 2023.

Hạnh Nguyên
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động