Hà Nội: Ngang nhiên đặt bê tông cọc sắt để "cát cứ" lòng đường

Để ngăn không cho ôtô đậu, đỗ trước nhà, nhiều người ngang nhiên đặt chướng ngại vật để "cát cứ" vỉa hè, lòng đường. Việc làm này không chỉ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông mà còn vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).
Ngang nhiên "cướp" lòng đường Quốc lộ 32 bất chấp pháp luật Xe máy chở ống nhựa đặng ngang chiếm hết lòng đường Ô tô dừng, đỗ 'quây kín' vườn hoa Cổ Tân

Chuyện chiếm dụng vỉa hè, lề đường để buôn bán đã nghe nói nhiều, bây giờ lại có tình trạng "cát cứ" lòng đường.

Để ngăn không cho ô tô lạ đậu đỗ trước nhà và cũng là để "xí" phần làm chỗ đỗ xe cho khách ở lòng đường, hay làm lối ra vào, các cửa hàng kinh doanh ở mặt đường tự ý đặt biển báo, bàn ghế, các cục bê tông, bê tông có gắn cọc sắt vào rồi để trên lòng đường ngay trước hàng quán của mình. Việc làm này không chỉ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông mà vi phạm TTATGT.

Hà Nội: Ngang nhiên đặt bê tông cọc sắt để
Hà Nội: Ngang nhiên đặt bê tông cọc sắt để

Tại khu vực giao cắt ngã ba Lương Yên - Trần Khát Chân, trước mặt các cửa tiệm kinh doanh mặc dù không hề có biển cấm đỗ xe nhưng không có phương tiện nào có thể dừng, đỗ tại đây.

Các trụ bê tông, đá khối được "ai đó" dựng, chắn ngay phía dưới lòng đường nhằm mục đích cản trở cho các phương tiện dừng, đỗ.

Hà Nội: Ngang nhiên đặt bê tông cọc sắt để

Một người dân sống tại khu vực này cho hay: "Các hàng quán đưa hết ghế, gạch đá, bê tông xuống lòng đường chiếm chỗ để xe cho khách của họ, nhìn rất nhếch nhác và gây nguy hiểm cho người đi đường. Nếu xảy ra tai nạn thì ai là người chịu trách nhiệm?".

Khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm “Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Hành vi sử dụng vỉa hè làm nơi để trông giữ xe cho khách của bạn là vi phạm vào một trong những điều cấm quy định tại Luật Giao thông đường bộ. Hành vi vi phạm của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cụ thể như sau:

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông,

Hoàng Duy - An Trịnh
Phiên bản di động