Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng ngày thế giới chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày thế giới chống bệnh dại 28/9, TP Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động như mít tinh, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh nguy hiểm này. 
Người đàn ông chết vì bị chó cắn từ... 2 năm trước Bác sĩ xót xa trước phút cuối của bệnh nhân bị chó cắn chữa thuốc Nam Cả nước ghi nhận 46 người tử vong do bệnh dại Một bé trai 7 tuổi ở Gia Lai tử vong nghi do sốt xuất huyết Bị chó cắn, chỉ uống thuốc đông y, một phụ nữ tử vong vì bệnh dại Yên Bái đẩy mạnh phòng chống bệnh dại

Mít tinh hưởng ứng ngày “Thế giới phòng, chống bệnh dại”

Hà Nội là một trong những địa phương đã thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dại, đặc biệt ngày 26/1/2018, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về “Thực hiện chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021”. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên hàng năm tại một số huyện ngoại thành vẫn ghi nhận bệnh nhân tử vong do bệnh dại lên cơn.

Theo thống kê, năm 2015 toàn thành phố ghi nhận 1 trường hợp, năm 2016 ghi nhận 2 trường hợp, năm 2017 ghi nhận 2 trường hợp, năm 2018 ghi nhận 3 trường hợp. Qua điều tra dịch tễ, tất cả các trường hợp tử vong đều bị chó cắn mà không được đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại hoặc tiêm muộn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh dại có nguy cơ gia tăng là do tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó mèo tại một số địa phương còn thấp nên không khống chế được bệnh dại ở chó mèo, người dân còn chủ quan, nhận thức về bệnh dại còn hạn chế dẫn đến khi bị chó mèo cắn không đi khám, tư vấn y tế để được tiêm phòng vắc xin.

ha noi chia se thong diep phong chong benh dai

Trước ảnh hưởng của bệnh dại tới sức khỏe cộng đồng, sáng 25/9, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Hoài Đức tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày “Thế giới phòng, chống bệnh dại” năm 2019 với mục đích đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ và người dân huyện Hoài Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung nâng cao nhận thức về phòng, chống bệnh dại.

Tham dự buổi lễ có PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Khổng Minh Tuấn cùng các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, lãnh đạo và trưởng khoa các TTYT quận, huyện.

Bệnh dại và cách phòng tránh

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra. Bệnh được lây truyền từ động vật sang người thông qua các vết cắn, vết cào hoặc vết liếm (trên vết thương hở) của động vật mắc bệnh dại như chó, mèo, chuột. Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật hoang dã như chó sói, chó rừng chồn, cầy, dơi và một số động vật có vú khác. Từ đó, vi rút dại lây truyền sang động vật nuôi như chó, mèo và động vật sống gần người như chuột. Trong đó chủ yếu là chó bị nhiễm bệnh (96-97%).

Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tình hình bệnh dại năm 2018 có diễn biến phức tạp, số người tử vong do dại tăng hơn 29 trường hợp so với năm 2017 (tổng cộng 103 ca). Trong 7 tháng đầu năm 2019, cả nước đã ghi nhận 46 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 24 tỉnh, thành phố. Khu vực miền núi phía Bắc vẫn ghi nhận có số tử vong do dại cao nhất cả nước chiếm hơn 80%. Các trường hợp tử vong là do không tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị chó mèo nghi dại cắn.

ha noi chia se thong diep phong chong benh dai
Hà Nội: Chia sẻ thông điệp phòng chống bệnh dại

Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Tuy nhiên bệnh dại hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để phòng chống bệnh dại một cách hiệu quả, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Chó, mèo nuôi cần được tiêm phòng bệnh dại hàng năm theo lịch tiêm của cơ quan thú y.

Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Chó, mèo nuôi phải được nhốt, xích trong nhà. Chó phải được đeo rọ mõm khi cho đi ra ngoài đường phố.

Khi bị chó, mèo, chuột cắn, cào, liếm vào vết thương hở, cần thực hiện các bước sau:

Xối rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch liên tục trong 15 phút; Sau đó rửa vết thương bằng cồn 70% hoặc cồn iod; Không chà xát và làm đụng dập vết thương và không được băng kín vết thương; Đến ngay các cơ sở tiêm vắc xin, để được tư vấn và tiêm phòng; Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không chữa thầy lang.

Đinh Linh
Phiên bản di động