Dược phẩm, y tế có tiềm năng nhất về tăng trưởng lợi nhuận trong 1-2 năm tới

Ngành dược phẩm/y tế đang được nhiều doanh nghiệp đánh giá sẽ có triển vọng tăng trưởng cao trong những năm tới.
"Ông trùm" ngành sữa Vinamilk giữ đà tăng trưởng Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp nhất một thập kỷ

Theo kết quả khảo sát đánh giá những ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong 1-2 năm tới của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thì dược phẩm/y tế vươn lên vị trí dẫn đầu với 61,7% phản hồi. Năm ngoái, ngành này chỉ đứng thứ 6 trong top ngành tiềm năng.

Tiếp theo, ngành Công nghệ thông tin/Viễn thông cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có tiềm năng về tăng trưởng lợi nhuận trong 1-2 năm tới, với tỷ lệ 50,1% phản hồi và tài chính/ngân hàng là ngành được đánh giá ở vị trí thứ 3.

Dược phẩm, y tế có tiềm năng nhất về tăng trưởng lợi nhuận trong 1-2 năm tới
Dược phẩm, y tế có tiềm năng nhất về tăng trưởng lợi nhuận trong 1-2 năm tới. Ảnh: Vietnam Report.

Theo Vietnam Report, trong thời gian qua, ai ai cũng nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Chính vì mọi người đang dần chú trọng hơn đến việc bảo vệ sức khỏe của mình nên ngành dược phẩm/y tế cũng đang được nhiều doanh nghiệp đánh giá sẽ có triển vọng tăng trưởng cao trong những năm tới.

Bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin/viễn thông vẫn luôn giữ vững vị trí ổn định trong top ngành triển vọng tăng trưởng trong nhiều năm qua.

Đánh giá cho thấy, với sự đổi mới và cải tiến không ngừng của khoa học công nghệ và tình trạng “khát nhân lực” như hiện nay, công nghệ thông tin/viễn thông được coi là “miền đất hứa” của các doanh nghiệp start-up (khởi nghiệp) và là hướng đi chiến lược của nhiều doanh nghiệp trong tương lai.

Vietnam Report vừa phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố bảng xếp hạng PROFIT500 – Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2020

Trong bảng xếp hạng Profit500 năm nay, một số ngành tiếp tục ghi nhận có số lượng doanh nghiệp nhiều hơn so với mặt bằng chung của toàn bảng: Ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản (23,9%), ngành tài chính (11,6%), ngành thực phẩm đồ uống (10,9%%), ngành điện (6,3%).

Xem xét các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong xảng xếp hạng Profit500, nhìn chung tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân của các doanh nghiệp Profit500 đạt 11,4%, giảm nhẹ so với mức 11,9% trong bảng xếp hạng Profit500 năm 2019.

Tuy nhiên, chỉ số tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của các doanh nghiệp Profit đã tăng lên 21,7% (so với mức 20,9% năm 2019) cũng cho thấy phần nào hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Profit500 có chiều hướng tốt hơn.

Xét theo loại hình sở hữu, các doanh nghiệp trong nước trong bảng xếp hạng Profit500 năm 2020 có khả năng sinh lời (ROA, ROE) thấp hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tuy nhiên khoảng cách này đã được thu hẹp đáng kể so với bảng xếp hạng năm 2019.

Các doanh nghiệp FDI trong bảng xếp hạng năm nay có hiệu quả sử dụng tài sản đạt khoảng 12,5% so với mức 11,7% và 9,8% tương ứng của khối Nhà nước và ngoài Nhà nước. Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI cũng nhỉnh hơn, với ROE của khối này là 25,2% so với mức 23,6% của khối doanh nghiệp Nhà nước và 20,8% của khối doanh nghiệp tư nhân.

Hậu Lộc
Phiên bản di động