Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan rộng, 1,6 triệu con đã phải tiêu hủy

Các địa phương liên tục báo phát hiện ra những ổ dịch mới tả lợn châu Phi mới. Cả nước, dịch tả lợn đã quét quá hơn 2800 xã của gần 40 tỉnh thành, tiêu diệt hơn 1,6 triệu con lợn.
Phòng chống đúng cách sẽ loại được dịch tả lợn châu Phi Đã có tới 6/9 huyện của tỉnh Yên Bái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở Quảng Nam, có nguy cơ bùng phát mạnh

An Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Bình Dương là những tỉnh vừa thông báo đã xuất hiện những ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên. Các tỉnh này đã thực hiện tiêu hủy đồng thời tiến hành các biện pháp xử lý chống dịch lây lan như phun khử trùng, rải vôi bột, lập chốt kiểm dịch kiểm soát việc vận chuyển, tiêu thụ lợn trên địa bàn.

Tại những tỉnh thành đã xảy ra dịch tả lợn liên tiếp xuất hiện những ổ dịch mới.

Yên Bái đã có 6/9 huyện có ổ dịch là thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Trạm Tấu, Lục Yên và Yên Bình. 244 hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng với số lượng tiêu hủy hơn 1.000 con lợn.

dich ta lon chau phi tiep tuc lan rong 16 trieu con da phai tieu huy
Tiêu hủy lợn nhiễm dịch ở Bình Dương

Tại Hà Nội, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát lại tại điểm khởi phát Long biên. Sau 3 tháng bị dịch tả lợn xâm nhiễm, thành phố Hà Nội đã phải tiêu hủy 171.799 con lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi (chiếm 9,18% tổng đàn lợn của thành phố).

Tại Thanh Hóa, dịch tả lợn đã xuất hiện tại vùng Quan Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định với diễn biến ngày càng phức tạp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện ở 856 hộ, 135 xã, 20 huyện, thành phố trong tỉnh. Bệnh DTLCP xuất hiện ở 0,45% tổng số hộ chăn nuôi và chiếm 0,78% tổng đàn; lực lượng phòng, chống dịch đã tiêu hủy 9.462 con lợn, tổng trọng lượng gần 622 tấn.

Nghệ An xuất hiện 2 ổ dịch mới tại xã Mường Típ (Kỳ Sơn) và thị trấn Anh Sơn (Anh Sơn).

Quảng Nam, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế cũng liên tục phát hiện thêm ổ dịch mới và dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ.

Bình Phước vừa phát hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi mới tại thị xã Phước Long và huyện Phú Riềng.

Tỉnh Hậu Giang tiến hành tiêu hủy hơn 1.200 con lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại trang trại của một hộ chăn nuôi ở ấp Láng Sen A, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy. Từ tháng 4 đến nay, tỉnh Hậu Giang đã có sáu xã (thuộc huyện Châu Thành A, Vị Thủy, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy) phát hiện có ổ dịch tả lợn châu Phi.

Theo các chuyên gia về thú y, virus dịch tả lợn châu Phi là loại virus có vỏ bọc dễ bị bất hoạt bởi nhiệt. AND virus này ít biến chủng, virus sinh sản trong đại thực bào của tế bào bạch cầu lợn, có kích thước lớn, phức hợp nên khó để sản xuất vacxin phòng bệnh. Virus bất hoạt trong môi trường pH11.5, trong môi trường có máu virus sống lâu hơn và bất hoạt ở nhiệt độ 70 độ C. Virus gây bệnh cho tất cả các loại lợn, không gây bệnh cho các vật nuôi khác và không gây bệnh cho người. Virus sinh sản trong bọ thân mềm (Ornithodoros) là vật chủ trung gian truyền bệnh cho lợn, không ký sinh trên các loại ruồi, muỗi, ve bét khác. Bọ Ornithodoros không có ở Việt Nam. Virus không truyền qua thai lợn con và virus loại này đào thải qua phân, nước tiểu, nước bọt, máu của lợn bệnh.

Con đường lây nhiễm bệnh ASF chủ yếu là vận chuyển và sử dụng thức ăn, nước thải nhà bếp chưa qua xử lý. Tuy nhiên Việt Nam không có bọ thân mềm Ornithodoros và số lượng lợn rừng không đáng kể là yếu tố tích cực giảm thiểu mức độ lưu cữu virus ASF trong tự nhiên.

Do vậy khả năng thanh toán dịch tả lợn châu Phi là hiện hữu, tuy nhiên khó có thể khống chế và dập tắt dịch trong một sớm một chiều.

Với diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh như hiện tại, các chuyên gia về thú y cho rằng, các cơ quan chức năng, người chăn nuôi cần hợp lực để phòng chống đúng cách mới có thể khống chế hoàn toàn dịch tả lợn châu Phi.

Huyền My
Phiên bản di động