Đề thi Ngữ văn hay, có tính phân hóa cao sẽ khó có "cơn mưa" điểm 9, 10 như năm ngoái

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, tại tỉnh Vĩnh Phúc các thí sinh ra khỏi phòng thi và giáo viên Ngữ văn đều có chung nhận xét về đề thi Ngữ văn có tính phân hóa cao, nhất là câu nghị luận văn học 5 điểm. Nếu chấm khách quan, sẽ khó có "cơn mưa" điểm 9, 10 như năm ngoái.
Vĩnh Phúc: Bí thư Trung ương Đoàn thăm, tặng quà các đội tình nguyện "tiếp sức mùa thi"Vĩnh Phúc 22 thí sinh vắng không có lý do trong môn thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPTYên Lạc (Vĩnh Phúc): Trong 6 tháng đầu năm đạt tổng thu ngân sách Nhà nước hơn 408 tỷ đồng

Đề thi Ngữ văn năm 2022 đúng trọng tâm ôn tập. Cấu trúc đề quen thuộc, cơ bản. Đề dễ viết với học sinh nhưng có tính phân hóa cao, nhất là câu nghị luận văn học 5 điểm. Nếu chấm khách quan, sẽ khó có "cơn mưa" điểm 9, 10 như năm ngoái.

Đề thi môn Ngữ văn
Đề thi môn Ngữ Văn

Thí sinh Lê Hà Chi - dự thi khối D cho biết em tâm đắc với câu nghị luận xã hội về trách nhiệm của tuổi trẻ với việc tiếp bước thế hệ đi trước. Em tự tin sẽ đạt trên 8,75 điểm.

Em Đỗ Thị Thanh Hiền - học sinh trường THPT Võ Thị Sáu cũng cho biết, em viết dễ dàng ở câu nghị luận xã hội. Câu nghị luận văn học, các bạn học sinh trung bình sẽ dừng lại ở việc cảm nhận bức tranh thiên nhiên, các bạn khá hơn và giỏi sẽ làm tốt phần liên hệ. Bản thân em cũng có liên hệ nhưng thiếu thời gian để viết nhiều hơn những vấn đề cuộc sống và mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Thầy giáo Nguyễn Văn Lự - trường THPT Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nhận xét, thí sinh sẽ khó phân tích được hay hình ảnh chiếc thuyền qua bút pháp tả thực và lãng mạn, từ đó liên hệ đến quan điểm nghệ thuật và cuộc sống của Nguyễn Minh Châu. Cô giáo Lê Minh Hạnh - trường THPT Ngô Gia Tự cho rằng, những học sinh khối C, D có thể đạt 8,5 điểm.

Các thi sinh phấn khởi sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn. Ảnh: Dương Chung
Các thi sinh phấn khởi sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn. Ảnh: Dương Chung

Theo một số thầy cô giáo Ngữ văn khác, đề thi thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường, bởi học sinh khó có thể học tủ, học thuộc lòng với kiểu đề này.

Riêng câu nghị luận văn học, học sinh có sức học trung bình khó có thể làm được những phân tích sâu, bởi đề xuất phát từ một vấn đề văn học khó, đòi hỏi kiến thức lý luận, phê bình văn học, vốn hiểu biết, chiêm nghiệm, thẩm mỹ về cái đẹp, cùng khả năng cảm nhận, so sánh, phân tích. Câu nghị luận văn học có chiều sâu và giá trị nhân văn, nhưng các thầy cô cũng băn khoăn không biết học sinh của mình có thể viết bật ra được hay không.

Lê Sơn
Phiên bản di động