Đầu tư xây dựng 3-5 trường liên cấp với cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực

TTTĐ - Theo mục tiêu được đưa ra tại Chương trình 06-CTr/TU, Hà Nội phấn đấu số trường học công lập đạt chuẩn quốc gia từ 80 – 85%; Đầu tư xây dựng 3-5 trường liên cấp có diện tích tối thiểu 5ha và có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực...
Khu vực nào ở Việt Nam được ưu tiên cấp vaccine Covid-19? Giá bất động sản ở Việt Nam đang ở đâu so với khu vực? Đầu tư vào khu vực nông thôn: Chủ động phòng ngừa, ứng phó linh hoạt, hiệu quả Đi khỏi khu vực phong tỏa, người đàn ông bị phạt 25 triệu

Trình bày dự thảo Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Bùi Huyền Mai cho biết, chương trình gồm 3 mục tiêu và đề ra 18 chỉ tiêu thuộc hai nhóm lĩnh vực.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai trình bày Dự thảo Chương trình 06-CTr/TU tại hội nghị
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai trình bày Dự thảo Chương trình 06-CTr/TU tại hội nghị

Cụ thể, mục tiêu thứ nhất là phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Theo đó, phát triển văn hoá và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, Thành phố vì hoà bình, Thành phố sáng tạo; Xác định rõ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; Biến văn hoá thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, là sức mạnh, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô;

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, tôn trọng pháp luật; Khơi dậy lòng tự hào, tình yêu Hà Nội và ý chí khát vọng vươn lên của nhân dân Thủ đô.

Mục tiêu thứ hai là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước; Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.

Mục tiêu thứ ba là xây dựng môi trường sống lành mạnh, phong phú, tạo chuyển biến tích cực về tâm lý, lối sống, hành vi của thanh thiếu niên; Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Đồng thời, tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hoá của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hoá phong phú của Nhân dân.

Ngoài ra, chương trình đề ra 18 chỉ tiêu thuộc hai nhóm lĩnh vực đến cuối năm 2025. Cụ thể, đối với chỉ tiêu phát triển văn hoá, thể thao, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, phấn đấu tỷ lệ gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá 86 -88%; Tỷ lệ thôn làng được công nhận danh hiệu thôn làng văn hoá 65%; Tỷ lệ thôn làng có nhà văn hoá đạt 100%; Di sản đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là 25 di sản; Số di tích xếp hạng và nâng cấp xếp hạng (di tích quốc gia đặc biệt là 5, di tích cấp quốc gia 10 và di tích cấp TP là 100).

Trong chỉ tiêu về phát triển du lịch, thành phố đặt chỉ tiêu đến đuối năm 2025 số lượt khách du lịch đón và phục vụ đạt từ 35-39 triệu lượt khách, trong đó có 8-9 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Đối với nhóm chỉ tiêu về nguồn lực, phấn đấu số trường học công lập đạt chuẩn quốc gia từ 80 – 85%; Đầu tư xây dựng 3-5 trường liên cấp (Tiểu học, THCS, THPT) có diện tích tối thiểu 5ha và có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực; Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 75-80%...

Trong nhiệm vụ phát triển văn hóa, Hà Nội xác định phát triển văn hóa phải ngang tầm với phát triển kinh tế, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững là phát triển kinh tế, văn hóa gắn với môi trường; Tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế; Chú trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy cơ quan Nhà nước; chú trọng quan tâm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tin thần khởi nghiệp nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động