Đại biểu Quốc hội lo ngại về cai nghiện ma túy chưa hiệu quả, tỷ lệ tái nghiện rất cao

Ngày 13/11, thực hiện chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).
Cần thiết phải ban hành Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) Cá nhân, tổ chức đầu tư vào công tác cai nghiện được hưởng ưu đãi Bí thư Trung ương Đoàn làm thành viên UB Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phát biểu
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phát biểu

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu bày tỏ lo lắng về tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy ngày càng phức tạp và tinh vi, chủ yếu là ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam qua nhiều đường khác nhau. Trung bình trong 5 năm gần đây, cả nước đã phát hiện 20.000 vụ, với hơn 30.000 đối tượng, khối lượng chất ma túy thu giữ được tính bằng tấn. Các đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng đa dạng từ hút, hít sang tiêm chích, uống, ngậm... Các đại biểu đề nghị quy định cụ thể đối với việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đề nghị cần có quy định rõ hơn trong dự án luật về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái trong công tác phòng, chống ma túy. Theo đại biểu quy định như trong dự thảo luật đối với việc cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình là quy định không khả thi, rất khó thực hiện.

"Gia đình thường không có đủ kinh nghiệm, điều kiện và năng lực để giúp người cai nghiện tại nhà. Mặt khác, việc kiểm soát không tốt có thể dẫn đến nhiều hệ lụy gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình", đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nói

Theo đại biểu Phương, thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp hết sức thương tâm. Người thân trong gia đình bị người nghiện hành hung, thậm chí cả gia đình bị giết hại khi đối tượng lên cơn nghiện hoặc ngáo đá. Do đó, đối với trường hợp đã nghiện ma túy thì chỉ trung tâm cai nghiện mới an toàn và hiệu quả; Trong trường hợp có dấu hiệu chưa đến mức nghiện thì áp dụng biện pháp tự nguyện tại gia đình; Vì vậy cần phát huy mô hình cai nghiện bắt buộc tại trung tâm, đây là nơi cai nghiện an toàn và hiệu quả.

Đại biểu Huỳnh Cao Nhất (đoàn Bình Định) cho rằng, quy định người sử dụng trái phép ma túy phải tự khai báo về hành vi của mình với các cơ quan chức năng là điều khó khả thi.

Theo đại biểu đoàn Bình Định, ngoài việc lo sợ xã hội xa lánh, theo quy định hiện hành, người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền: “Khi tự khai báo thì họ có bị phạt không, nếu tự khai báo mà vẫn bị phạt thì quy định này khó khả thi”. Nêu vấn đề tái nghiện vẫn còn cao, đại biểu Nhất cho rằng, cần có biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn trong phòng chống tái nghiện.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, quan niệm về người nghiện là bệnh nhân hay tội phạm thì phải tùy theo thực tế.

"Trước hết, phải xác định nghiện ma túy là trạng thái bệnh lý nên họ là bệnh nhân. Nếu nghiện ma túy làm việc phạm pháp thì họ là tội phạm", ông Trí nói.

Đại biểu Trí cho biết, trong dự thảo luật, đó là cai nghiện ma tuý trong gia đình và cộng đồng là điều rất mới. Tuy nhiên nếu chỉ quy định như thế thì rất khó làm vì tự nguyện.

Đại biểu Trí cũng cho rằng, đây là Luật Phòng, chống ma tuý nhưng phần phòng còn hơi mờ nhạt; Cần có quy định về nội dung phòng, phải có người làm, có cơ quan chịu trách nhiệm.

Nguồn: TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động