CSGT Hà Nội căng mình xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn giữa nắng nóng

Sau một thời gian xử lý mạnh tay trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, trong những ngày nắng nóng gần đây, đường phố Hà Nội lại xuất hiện nhiều tài xế điều khiển phương tiện khi có hơi "men".
Phạt 7,5 triệu đồng người phụ nữ báo chốt đo nồng độ cồn trên mạng xã hội Đề xuất loại trừ trách nhiệm bảo hiểm với lái xe có nồng độ cồn quá mức Bài 4: Không chủ quan với thành quả xử lý vi phạm cồn

Nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng

Chiều 29/5, đoạn đường Kim Ngưu - Thanh Nhàn trở nên "nóng", một mặt do thời tiết Hà Nội oi bức những ngày đầu hè, mặt khác do rất nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng (trên 0,4mg/lít khí thở theo Nghị định 100 của Chính phủ quy định) bị phát hiện và xử phạt.

Ghi nhận cùng tổ công tác của Đội Cảnh sát Giao thông số 4, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có được rất nhiều hình ảnh về việc triển khai biện pháp nghiệp vụ, tuyên truyền, xử lý vi phạm về nồng độ cồn.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
Các cán bộ CSGT thực hiện chuyên đề đo nồng độ cồn trong điều kiện thời tiết nắng nóng ở Hà Nội.

Cụ thể, chỉ sau 1 giờ đồng hồ, tổ công tác đã phát hiện, xử lý 5 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn. Trong đó có 3 trường hợp vi phạm vượt ngưỡng và bị xử lý mức cao nhất được quy định tại Nghị định 100/NĐ-CP.

Cụ thể, khoảng 14 giờ chiều 29/5, tổ công tác phát hiện nam tài xế N.M.T (Hà Đông, Hà Nội) chạy xe loạng choạng, trong tình trạng không tỉnh táo. Cán bộ Đội CSGT số 4 ngay lập tức dừng xe tài xế T và yêu cầu đo nồng độ cồn.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
Tài xế có "hơi men" vượt ngưỡng cao nhất, ký xác nhận vào phiếu đo nồng độ cồn

Sau khi tài xế T thổi nồng độ cồn, máy đo cho ra kết quả ở mức 0,608 mg/l khí thở.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
Đây là một trong ba mức vi phạm cao ghi nhận được trong ca trực chốt của Đội CSGT số 4 ở ngã tư Kim Ngưu - Thanh Nhàn.

Chỉ 10 phút sau, tổ công tác tiếp tục kiểm tra, phát hiện một xe mô tô biển kiểm soát 29U9 - 9063 do anh H.V.T (Hoàng Mai, Hà Nội) điều khiển.

Sau khi thổi, máy đo cho ra kết quả 0,585 mg/l khí thở. Khi yêu cầu kiểm tra hành chính, anh T thậm chí không có giấy phép lái xe.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
Một trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đến 14h30, tài xế N.Đ.Q (Hoàng Mai, Hà Nội) điều khiển xe mô tô bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,468 mg/l khí thở và không xuất trình được giấy tờ liên quan đến phương tiện.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
Trường hợp vi phạm nồng độ cồn chấp hành yêu cầu kiểm tra của lực lượng CSGT.

Cả ba trường hợp vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng trên đều bị phạt số tiền ở mức cao nhất 7 triệu đồng, tước bằng lái xe 22 - 24 tháng, tạm giữ xe trong 7 ngày.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
Tài xế vừa ký biên bản, vừa gọi điện thông báo với người thân về lỗi vi phạm.

Tất cả các trường hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đều biện minh cho lý do có nồng độ cồn trong khí thở như: "Thời tiết nóng bức không chịu được nên vừa uống cốc bia giải nhiệt; Nhà ngay gần ngã tư nên nhân tiện nắng nóng, mấy anh em ngồi uống với nhau vài chén…".

Tuy nhiên, với những lỗi vi phạm ghi nhận được, các tài xế đều được cán bộ Đội CSGT số 4 nhắc nhở, tuyên truyền và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nắng nóng, tình hình vi phạm nồng độ cồn phức tạp

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, Thiếu tá Vương Đình Huỳnh - cán bộ Đội CSGT số 4, phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, Thủ đô Hà Nội được xem là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp và lực lượng chức năng, trong đó có CSGT.

Việc đẩy mạnh, quyết liệt xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt vi phạm về nồng độ cồn đã góp phần giúp tai nạn giao thông giảm mạnh trên địa bàn Thủ đô.

Nhận thức của người tham gia giao thông có chuyển biến, ý thức của người dân nâng lên, tính lan tỏa cao; tạo bước tiến mới về văn hóa tham gia giao thông an toàn.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
Chốt nồng độ cồn sẽ tiếp tục duy trì để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần duy trì thành quả xử lý vi phạm nồng độ cồn thời gian vừa qua

Tuy nhiên, những ngày đầu hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, không khí ngột ngạt nên theo nhận định của cơ quan chức năng, tình trạng vi phạm nồng độ cồn là một trong những vấn nạn “nóng” của giao thông Thủ đô có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại.

Do đó, Phòng CSGT đã tham mưu cho Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội tiếp tục triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo các cấp liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trọng tâm là xử lý vi phạm về nồng độ cồn, cùng các vi phạm khác về phương tiện quá khổ, quá tải, “cơi nới” thành thùng, dừng đỗ sai quy định…

Trên cơ sở chỉ đạo đó, để khắc phục khó khăn do thời tiết nắng nóng, cán bộ Đội CSGT số 4 sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, không có hiện tượng xin - cho để được bỏ qua vi phạm.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
CSGT tiến hành thủ tục để lập biên bản tạm giữ phương tiện

Riêng những trường hợp chống đối việc xử lý của cơ quan chức năng, cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tại chốt xử lý nồng độ cồn sẽ sử dụng biện pháp nghiệp vụ để yêu cầu người vi phạm chấp hành yêu cầu; Đồng thời tạo tính răn đe đối với những trường hợp tương tự.

CSGT Hà Nội căng mình xử lý nồng độ cồn giữa nắng nóng
Tất cả phương tiện của lái xe vi phạm nồng độ cồn đều bị lập biên bạn tạm giữ 7 ngày theo quy định của pháp luật.

Từ thực tế kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ở ngã tư Kim Ngưu - Thanh Nhàn, Thiếu tá Vương Đình Huỳnh chia sẻ, để có thể thực hiện thói quen ưa thích ngày hè, nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe, các bác tài hãy thực hiện những cách uống bia khoa học để phòng tránh các triệu chứng mất nước, sốc nhiệt khi uống bia vì nắng nóng.

Đặc biệt, Thiếu tá Huỳnh khuyến cáo, người dân nếu đã uống bia, rượu thì không lái xe, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông.

Hoa Thành
Phiên bản di động