Công ty sữa Việt Nam New Zealand lợi dụng hình ảnh Viện Hàn lâm, lừa dối người tiêu dùng

Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand đã tự ý lấy hình ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để quảng cáo cho sản phẩm của mình, phía Viện Hoá học hợp chất thiên nhiên cũng không hề bàn giao công nghệ mà chỉ có một hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ với công ty này mà thôi.
Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh “mập mờ” thông tin, công dụng Vinamilk 'bắt tay' với Kido kinh doanh trà sữa và kem Tìm thấy chất có thể gây ung thư trong một số nhãn hiệu sữa bột cho trẻ em

Liên quan đến việc Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh “mập mờ” thông tin, công dụng của sản phẩm để lừa dối người tiêu dùng. Ngày 7/7/2020, phóng viên Tuổi trẻ và Pháp luật (Báo Tuổi trẻ Thủ đô) đã có buổi làm việc với Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

5513 38361deb2f44d21a8b55
Đại diện Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm việc với phóng viên.

Tại buổi làm việc, ông Lê Tất Thành - Phó Viện trưởng Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên khẳng định, Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand (Công ty sữa Việt Nam New Zealand) đã tự ý sử dụng thông tin, hình ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Viện Nam để quảng cáo cho sản phẩm Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh. Điều này là vi phạm pháp luật bởi Công ty chưa xin phép và chưa được sự đồng ý bằng văn bản nào của Viện.

Công ty sữa Việt Nam New Zealand lợi dụng hình ảnh Viện Hàn lâm, lừa dối người tiêu dùng

Công ty sữa Việt Nam New Zealand đã lợi dụng hình ảnh, thông tin và sự uy tín của Viện Hàn lâm để lừa người tiêu dùng.

Ông Thành cho biết, thực hiện chủ trương triển khai kết quả nghiên cứu khoa học để phát triển công nghệ ứng dụng vào cuộc sống, Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên đã tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ công nghệ số 8 ngày 16/1/2020 với Công ty Việt Nam New Zealand về việc “Nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm bổ sung sữa dinh dưỡng Đông Trùng Hạ Thảo hương Hồng Sâm Ngọc Linh”.

Đối với việc công ty nói trên lấy hình ảnh, thông tin của Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên cũng như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để quảng cáo cho Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh là không nằm trong hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ mà hai bên đã ký kết.

3323 anh 9137 fb03eb540041fa1fa350
Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên đã bàn giao quy trình cho Công ty sữa Việt Nam New Zealand; hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng từ ngày 9/6/2020.

Trước thông tin Công ty sữa Việt Nam New Zealand lấy địa chỉ công ty tại 18 Hoàng Quốc Việt (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ông Lê Tất Thành cho biết: “Không có văn phòng giao dịch của công ty nào được tồn tại ở địa chỉ 18 Hoàng Quốc Việt, chúng tôi đề nghị công ty này phải rà soát lại và phải chịu trách nhiệm về các thông tin không chính xác liên quan đến sử dụng tên, hình ảnh và nội dung quảng cáo sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật”.

Video tự giới thiệu sản phẩm Sữa Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh (Nguồn: Youtube).

Cũng tại buổi làm việc, phóng viên đã đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất sản phẩm Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh và đề nghị cung cấp hợp đồng dịch vụ công nghệ giữa Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên và Công ty sữa Việt Nam New Zealand. Tuy nhiên, ông Lê Tất Thành hẹn sẽ cung cấp ở một buổi làm việc khác.

3321 anh 8243 066e2dcd0ed8f486adc9
Những quảng cáo trên mạng xã hội cũng như trang web của Công ty sữa Việt Nam New Zealand.

Đến đây, việc Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand “giả mạo” hình ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ để quảng cáo nhằm tạo lòng tin cho người tiêu dung đã dần được sáng tỏ.

Không chỉ sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, khi thông tin về công dụng của sản phẩm Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh tại trang Web vnzmilk.com thì chỉ thấy nội dung quảng cáo nói tới công dụng của 2 thảo dược quý là Đông Trùng Hạ Thảo và Hồng Sâm Ngọc Linh mà không hề đả động đến thành phần, công dụng của sữa bột. Điều này khiến cho nhiều người tiêu dùng bị hiểu lầm sữa có công dụng như Đông Trùng Hạ Thảo và Hồng Sâm Ngọc Linh.

0816 aynh chuyp mayn hiynh 2020 07 03 luyc 001809
Thành phần chủ yếu của sản phẩm được quảng cáo là Đông Trùng Hạ Thảo và Hồng Sâm Ngọc Linh...

Trước đó, ông Nguyễn Tiến Điền - Người đại diện pháp luật của Công ty TNHH tập đoàn sữa dinh dưỡng quốc tế Việt Nam New Zealand đã không trả lời thông tin khi được phỏng vấn mà đã cho phóng viên số điện thoại của một người phụ nữ tên Mai được ông Điền giới thiệu là Đại diện pháp lý.

Khi phóng viên liên hệ với bà Mai thì người phụ nữ này nói: “Chúng tôi đã có đủ điều kiện sản xuất, giấy tờ đã có trên trang web. Về quy trình sản xuất thì tôi còn phải hỏi ý kiến vì đây là việc giữa bên tôi và Viện Hoá học hợp chất thiên nhiên”.

Không dừng lại ở đây, bà Mai còn to tiếng với phóng viên và nói “Hỏi nhiều mệt lắm, muốn điều tra thì ra chỗ khác mà điều tra, tôi sẽ gửi cho anh số anh Toản pháp lý bên tôi…”

Tiếp tục liên hệ với ông Toản, phóng viên lại một lần nữa bị “giáo huấn” vì ông Toản cho rằng báo chí phản ánh sai việc sản phẩm “giả danh” Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

Nội dung nhiều bạn đọc đang quan tâm lúc này là nguyên liệu, quy trình sản xuất Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh được diễn ra như thế nào? Nguồn gốc xuất xứ, quá trình nhập khẩu nguyên liệu được diễn biến ra sao?

Bên cạnh đó, có thông tin cho rằng trang Web của Công ty nói trên đến nay chưa được thông báo cho Bộ Công thương, nội dung quảng cáo chưa được kiểm duyệt và thông tin sản phẩm vô cùng “mập mờ”.

Phóng viên đã và đang tiếp tục liên hệ, đặt lịch làm việc với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội và Lực lượng Quản lý thị trường; Cơ quan Thuế và một số đơn vị liên quan để làm sáng tỏ thông tin về sản phẩm Sữa bột Đông Trùng Hạ Thảo Hồng Sâm Ngọc Linh.

Tuổi trẻ và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Quang Chương
Phiên bản di động