Chuyện vùng quê: "Một đám ma, ba tạ thịt"

Nhắc đến "đám ma" của một số nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, không mấy người là không lắc đầu. Bởi khi đến đây người ta sẽ thấy, bên cạnh cảnh khóc lóc thảm thê, kèn đám ma ai oán sự âu sầu là tiếng dao thớt và cảnh người sống say sưa chè chén bên cạnh người chết. Có cả những tiếng nói cười bên mâm cỗ giữa lúc tang gia bối rối.
Phim "Về nhà đi con" được trao bằng khen của Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Bài 3: Thay đổi trong văn hóa ứng xử nơi công sở là xu thế tất yếu Đi ăn cỗ cưới, nam thanh niên bị bạn dùng que xiên thịt đâm thủng tuỷ sống Giết người trong đám tang cha ruột, nam thanh niên lĩnh 16 năm tù

Quê tôi là vùng đồng chiêm trũng nghèo, người dân chịu thương, chịu khó, lam lũ quanh năm nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước, hụt sau, bởi vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu như: làm cỗ bàn linh đình, phung phí...trong các dịp lễ tết. Nhưng đáng lo ngại nhất là khoản "cỗ đám ma" mặc nhiên được coi là để thể hiện lòng hiếu thảo đối với người quá cố, trả ơn những người đến viếng, thậm chí còn là dịp "trả nợ miệng" cho dân làng.

chuyen vung que mot dam ma ba ta thit
Người chết vừa nằm xuống người sống đã phải cuống lên lo cỗ bàn là thực trạng vẫn còn tồn tại ở một số vùng quê. (Ảnh minh họa)

Mặc dù các cơ quan chức năng, truyền thông tích cực thông tin phân tích về lẽ phải, đúng, sai trong việc “ăn cỗ đám ma” nhưng dường như hủ tục này đã ăn sâu bám rễ quá lâu vào đời sống của những người dân quê tôi.

Mỗi lần có người nằm xuống là cỗ bàn linh đình, làm đến cả chục mâm, mời hết trong xóm ngoài làng, người chết vừa nằm xuống người sống đã phải cuống lên lo cỗ bàn, vừa tốn kém tiền bạc vừa mệt mỏi phục dịch...

Quả thực, đám cưới thì còn biết được lượng khách mời, đám ma thì khác, "nghĩa tử nghĩa tận" nên ngoài họ hàng con cháu, người trong làng ngoài xã cứ nghe tin là đến chia buồn. Mà đến phúng viếng thì phong tục là phải mời cỗ. Nên người quê tôi cứ bàn nhau mỗi khi nhà nào đó có việc phải làm cỗ rằng: “Thừa còn hơn thiếu”!

Nói đâu xa, mới đây thôi, khi tôi còn nhận được tin nhắn của một bạn lớp trưởng hồi cấp 3, với nội dung thông báo: “Bạn B học cùng lớp mình mới mất hôm qua nay tai nạn, nếu bạn về được thì đi phúng viếng...".

Bạn B mất khi mới bước qua tuổi 30, nhóm bạn đồng môn chúng tôi sau khi gửi xe ở bãi gửi xe đặt nhờ sân của nhà hàng xóm, thì ra bàn đăng ký vào viếng, khi bước theo người của gia quyến đội mân nải quả vào viếng, người đại diện ban lễ tang sau lời chào không quên kèm theo lời mời: "Phúng viếng xong, gia đình mời các cháu ở lại ăn cỗ! Rồi chiều cùng gia đình đưa cháu B ra “đồng"...

Ngay trưa hôm đó, qua quan sát sơ sơ cũng phải vài chục mâm. Thậm chí người trong ban tang lễ còn cử hẳn một đội quân “giữ chân khách ở xa”, cảnh người nhà dắt tay, lôi kéo từng khách để sắp mâm khiến tôi thấy thực sự cám cảnh: "Mời cô, bác… vào đây ngồi ăn cùng cho đủ mâm!".

chuyen vung que mot dam ma ba ta thit
Bên cạnh tiếng kèn trống nỉ non là tiếng dao thớt của đội ngũ "hậu cần" lo việc cơm cỗ mời khách đến viếng (Ảnh minh họa)

Theo tìm hiểu qua đám tang của B, để khỏi phải đi chợ mua thịt thì sẵn có con lợn của gia đình nuôi được cũng phải ngót ngét 3 tạ cả hơi. Sau khi được sự ủy quyền của gia chủ, ban “hậu cần” đã tiến hành giết thịt, như vậy, việc đi chợ chỉ cần mua thêm rau củ, gia vị.

Mặc dù thực đơn “cỗ đám ma” không cầu kỳ nhiều món bằng cỗ đám cưới, cơ bản là: Giò, thịt, cơm canh, rau xào, xôi…nhưng cả ba ngày đều phải sắp cỗ, đông nhất là buổi chiều hôm trước cử hành lễ viếng và trưa hôm sau lễ đưa tang. Bởi vậy ngoài lo việc tang gia, gia đình còn phải huy động con cháu, anh em thân quyến và cả hàng xóm xung quanh sang hỗ trợ làm cỗ.

Theo ông Vũ Đình Đ., một người lớn tuổi ở quê tôi, đây là một tục lệ và để thể hiện sự biết ơn của gia chủ khi có người tới viếng và tiễn đưa người quá cố.

“Ma chê cưới trách cháu ạ. Nếu nhà nào làm cỗ sơ sài quá thì dân làng họ lại dị nghị là làm không đến nơi đến chốn, còn nhà chủ thì cứ nghĩ là người ta sao thì mình vậy, mặc dù trong thâm tâm không ai muốn cỗ bàn linh đình nhất là những đám chết trẻ”, ông Đ. chia sẻ.

Đã có nhiều địa phương ở vùng nông thôn, thành thị trên dải đồng bằng sông Hồng bỏ cỗ đám ma. Để tri ân, gửi lời cảm tạ, đến 49 ngày của người quá cố, họ làm một lễ nhỏ, gửi quà tri ân tới những người phúng viếng.

Dẫu biết các bậc cha chú đi trước vẫn muốn giữ phong tục tập quán cũ, nhất là trong chuyện kiêng cữ, ma chay và vẫn theo nếp nghĩ "cái nợ đồng lần phải trả cho xong" nhưng xã hội thời thế đã đổi thay. Để nông thôn mới đi lên, bắt kịp sự phát triển của nhịp sống hiện đại, có lẽ đã đến lúc cần thay thế "cỗ đám ma" bằng một hình thức khác phù hợp hơn, thuận tiện cho gia chủ hơn. Để tiếng khóc thương tiễn biệt người quá cố được vẹn tròn, khách đến phúng viếng không còn ngần ngại và sự tri ân sao cho đúng nghĩa.

Thùy Linh
Phiên bản di động