Chùm ảnh: Rộn ràng điệu múa "con đĩ đánh bồng" ở hội làng Triều Khúc

Hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) diễn ra từ mùng 9 – 12 tháng Giêng, định kỳ 3 năm tổ chức một lần. Chiều nay (16/2, tức 12 tháng Giêng) là ngày giã hội.
chum anh ron rang dieu mua con di danh bong o hoi lang trieu khuc
Năm 2019, lễ hội vinh dự được đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Năm 2019, lễ hội vinh dự được đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trong lễ hội làng Triều Khúc có nhiều giá trị văn hóa truyền thông đặc sắc được bảo tồn. Đặc sắc nhất là điệu múa “con đĩ đánh bồng”.

Trong lễ hội làng Triều Khúc có nhiều giá trị văn hóa truyền thông đặc sắc được bảo tồn. Đặc sắc nhất là điệu múa “con đĩ đánh bồng”.

Điệu múa là sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân.

Điệu múa là sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân.

Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn từ thế kỷ thứ 8, đức vua Phùng Hưng trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình đã đóng quân tại làng Triều Khúc.

Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn từ thế kỷ thứ 8, đức vua Phùng Hưng trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình đã đóng quân tại làng Triều Khúc.

Để khích động tướng sĩ cũng là giải trí cho nghĩa quân, ngài cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng.

Để khích động tướng sĩ cũng là giải trí cho nghĩa quân, ngài cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng.

Sở dĩ điệu múa nam giả nữ biểu diễn, là do từ xưa nữ giới không được tham gia vào chốn linh thiêng. Hơn nữa, mặc dù giả gái, nhưng những động tác lại toát lên phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ. Phụ nữ khó thể hiện được tính cách ấy.

Sở dĩ điệu múa nam giả nữ biểu diễn, là do từ xưa nữ giới không được tham gia vào chốn linh thiêng. Hơn nữa, mặc dù giả gái, nhưng những động tác lại toát lên phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ. Phụ nữ khó thể hiện được tính cách ấy.

Trước khi tham gia điệu múa này, các trai làng đóng giả làm con gái, má phấn, môi son, đầu chít khăn mỏ quạ, váy nhiễu màu đen với những dải màu ngũ sắc, vừa múa nhún nhảy, vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách duyên dáng.

Trước khi tham gia điệu múa này, các trai làng đóng giả làm con gái, má phấn, môi son, đầu chít khăn mỏ quạ, váy nhiễu màu đen với những dải màu ngũ sắc, vừa múa nhún nhảy, vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách duyên dáng.

Công tác chuẩn bị của các “con đĩ đánh bồng” cũng công phu không kém gì chị em phụ nữ

Công tác chuẩn bị của các “con đĩ đánh bồng” cũng công phu không kém gì chị em phụ nữ

Duyên dáng trong điệu múa truyền thống

Duyên dáng trong điệu múa truyền thống

Nét độc đáo của điệu múa và vẻ đẹp của

Nét độc đáo của điệu múa và vẻ đẹp của "con đĩ" thu hút sự quan tâm của các tay máy

Trai làng được tham gia điệu múa cảm thấy rất tự hào và được vợ con ủng hộ nhiệt tình

Trai làng được tham gia điệu múa cảm thấy rất tự hào và được vợ con ủng hộ nhiệt tình

Và tạo dáng rất chuyên nghiệp trong khi biểu diễn

Và tạo dáng rất chuyên nghiệp trong khi biểu diễn

Điệu múa tái hiện lại không khí rộn ràng ở sân đình

Điệu múa tái hiện lại không khí rộn ràng ở sân đình

Và để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách và người dân khi đến tham dự lễ hội

Và để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách và người dân khi đến tham dự lễ hội

HOÀI AN - TÙNG LÂM
Phiên bản di động