Chủ tịch Quốc hội kêu gọi toàn dân tương thân tương ái, chung tay phòng chống dịch

Sáng 23/3, phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc tại nhà Quốc hội. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ báo cáo Thường vụ Quốc hội về công tác phòng, chống dịch Phê chuẩn kết quả bầu Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Xây dựng 5 kịch bản phòng, chống dịch theo các cấp độ

Báo cáo trước Thường vụ Quốc hội về tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các ngành dự báo tình huống và xây dựng 5 kịch bản phòng chống dịch theo các cấp độ, với tinh thần “phải lường đến tình huống xấu hơn để tình huống đó không xấu đi; phải tính đến tình huống xấu nhất để tình huống đó không xảy ra”.

Nhờ thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bằng nhiều giải pháp cụ thể, đến nay. Về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

chu tich quoc hoi keu goi toan dan tuong than tuong ai chung tay phong chong dich

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trình bày báo cáo tại phiên khai mạc phiên họp thứ 43 của

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Giai đoạn đầu được đánh giá là thành công. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2 (khi dịch bắt đầu lan sang châu Âu với tâm điểm là vùng Lombardy của Ý), các chuyên gia cũng đưa ra dự báo dù Việt Nam đã có kinh nghiệm ở giai đoạn trước nhưng có thể sẽ có hàng ngàn người mắc bệnh.

Những kinh nghiệm, bài học bước đầu có thể rút ra qua giai đoạn 1 cần được tiếp tục phát huy song cũng đã có những vấn đề cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm. Trong đó, công tác truyền thông có thời điểm, có nơi còn chưa tốt, gây hoang mang trong xã hội.

Việc quản lý, mua sắm, sản xuất vật tư, thiết bị (ví dụ khẩu trang y tế) còn không ít vướng mắc, chậm trễ do quá cứng nhắc trong áp dụng các quy định; chưa quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Việc điều chỉnh chương trình, thời gian, phương thức học (qua mạng) của học sinh chưa chủ động, thống nhất. Đáng lưu ý, cơ chế phối hợp liên ngành trong một số khâu, địa điểm (ví dụ tại sân bay) còn chưa nhuần nhuyễn. Tình hình hiện nay đã có nhiều điểm mới, khác so với giai đoạn ban đầu.

Theo Phó Thủ tướng, kể từ ngày 20/3, khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã từng bước thực hiện cơ bản kiểm soát chặt chẽ thị thực, quy định cách ly đối với người nhập cảnh từ tất cả các nước, việc kiểm soát bệnh thâm nhập từ bên ngoài bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên, đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam (gần 100.000 từ Hoa Kỳ và châu Âu).

Mặt khác, tới đây vẫn sẽ còn một lượng đáng kể người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và phục vụ các yêu cầu từ phía Việt Nam (như các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, doanh nghiệp) nên cần có hình thức, quy định cách ly phù hợp đảm bảo không lây nhiễm.

Do dịch bệnh đã thâm nhập nên việc phát hiện, cách ly các trường hợp nghi ngờ còn khó khăn, nhất là trong trường hợp không thể truy ra nguồn lây trực tiếp (người nhiễm bệnh chưa đi ra nước ngoài, không biết mình có tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hay không).

“Do tình hình dịch và chính sách với người nước ngoài của các nước châu Âu, Hoa Kỳ khác với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nên mặc dù đã chủ động tuyên truyền để người Việt Nam hạn chế tối đa về nước nhưng nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh thì sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về nước. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh. Nếu không được kiểm soát tốt thì sẽ gây quá tải các cơ sở cách ly và năng lực điều trị”, Phó Thủ tướng nói.

Tới đây, cần phải tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp; trong đó, việc tăng cường năng lực xét nghiệm là rất cấp bách. Hiện nước ta đã chủ động được kit thử nhưng số lượng phòng xét nghiệm, máy móc, chuyên gia xét nghiệm còn rất ít so với các nước phát triển và so với yêu cầu (Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Quốc phòng khẩn trương trang bị thêm 30 phòng xét nghiệm di động và tập huấn cán bộ phục vụ công tác xét nghiệm).

Toàn dân tương thân tương ái, chung tay chống dịch

Đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành và quyết tâm của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp, Chính phủ vừa tập trung chỉ đạo khống chế dịch bệnh nhưng cũng tập trung đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bày tỏ cảm ơn đến những người nơi tuyến đầu chống dịch, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn nhiều số liệu thể hiện sự ấn tượng của Việt Nam trong công tác chống dịch.

Đó là gần 7.000 người ở vùng dịch được đón về nước; hàng trăm tiếp viên hàng không đăng ký xin tạm nghỉ không lương để chia sẻ khó khăn với đơn vị; gần 300 bác sĩ, y tá về hưu ở Hà Nội xin đăng ký trở lại bệnh viện để góp phần chống dịch. Hơn 10.000 cán bộ chiến sĩ ngủ bạt, nằm rừng để ngăn dịch, nhường chăn gối, giường cho người đi cách ly. Các suất ăn cho người cách ly được đảm bảo và miễn phí...

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định luôn đồng hành, sát cánh, tạo điều kiện cho Chính phủ triển khai các biện pháp tốt nhất để chống dịch. Qua đây mới thấy hết tình đoàn kết quân - dân, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra, trong đó không để tình trạng ỷ lại trong thực hiện các nhiệm vụ, lấy lý do dịch bệnh để thoái thác trách nhiệm. Tinh thần là ở nhà cũng làm việc chứ không phải nghỉ ngơi.

Về hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị có sự điều chỉnh hợp lý, nhất là công tác giám sát để góp phần phòng, chống dịch bệnh, không bố trí đoàn về các địa phương, trừ nội dung giám sát tối cao đang được tiến hành.

Chủ tịch Quốc hội cũng kêu gọi toàn dân tương thân tương ái, chung tay cùng phòng chống dịch với tinh thần nhà nhà chống dịch, người người chống dịch.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động