Chính thức thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi)

Sáng 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi) với 472/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94.78%).
Xem xét bổ sung hoàn thiện về các chính sách Luật Dầu khí (sửa đổi) Luật Dầu khí cần mang tính đặc thù của ngành
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Dầu khí sửa đổi
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Dầu khí sửa đổi

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về hợp đồng dầu khí, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Điều 31 dự thảo Luật đã được chỉnh sửa theo hướng quy định 2 khoản riêng về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đối việc quyết định thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong 2 trường hợp bất khả kháng và vì lý do quốc phòng an ninh, bảo đảm phù hợp, chặt chẽ.

Cụ thể, trong trường hợp bất khả kháng, các bên tham gia hợp đồng dầu khí thỏa thuận phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương quyết định. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

Có ý kiến đề nghị tách khoản 2 Điều 39 thành một điều riêng; tên Điều 39 chưa thể hiện đầy đủ nội dung quy định bao gồm cả nội dung tiếp nhận quyền lợi tham gia trong trường hợp nhà thầu quyết định rút khỏi hợp đồng dầu khí vì lý do đặc biệt.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Điều 39 dự thảo Luật quy định chung về các trường hợp nhà thầu rút khỏi hợp đồng dầu khí đã ký kết, vì vậy, xin giữ quy định khoản 2 tại Điều 39 và sửa tên Điều như sau: “Thực hiện quyền tham gia, quyền ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, tiếp nhận quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí”.

Về chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt trong hoạt động dầu khí, UBTVQH đề nghị giữ quy định sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như đã trình, không quy định trực tiếp chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt trong hoạt động dầu khí tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về quản lý nhà nước về dầu khí, có ý kiến đề nghị quy định rõ và tách biệt vai trò của Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước trong quá trình phê duyệt để thực hiện hoạt động dầu khí, đặc biệt khi đơn vị chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật chỉ quy định về trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn với quy định phân cấp cho Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động dầu khí có nội dung khác với quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành và đã được thống nhất tại Tờ trình số 159/TTr-CP.

Dự thảo Luật không quy định điều kiện về vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia và trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho ý kiến đối với nội dung này.

Khi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tư cách là nhà thầu độc lập ký kết hợp đồng dầu khí phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng theo quy định của Luật Dầu khí và quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm cả quy định về khi bán tài sản dầu khí, đồng thời với việc tổ chức chào thầu cạnh tranh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải mời tổ chức độc lập đánh giá, xác định giá trị khởi điểm của tài sản dầu khí.

Hạnh Nguyên
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động