Chính quyền ở đâu khi doanh nghiệp múc đất tràn lan tại chi lưu sông Thanh Hà

Liên quan đến đơn kêu cứu của gần 90 hộ dân tại thôn Xuân Him, xã Thanh Lương, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), người dân cho rằng Công ty Cổ phần gạch ngói Hòa Bình đã lợi dụng việc nạo vét, khơi thông dòng chảy suối Gạo, suối Cái (chi lưu sông Thanh Hà) để khai thác đất trái phép.
Núp bóng dự án khơi thông chi lưu sông Thanh Hà để múc đất sét, gần 90 hộ dân “đội đơn” cầu cứu Hà Nội: Phá ổ lô, đề núp bóng cơ sở kinh doanh dịch vụ tài chính

Như Tuổi trẻ và Pháp luật đã đưa tin, tại Quyết định số 796/UBND-SNN (quyết định 796), ngày 23/10/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc phê duyệt phương án nạo vét khơi thông dòng chảy suối Gạo, suối Cái (chi lưu sông Thanh Hà) đoạn chảy qua xã Thanh Lương, huyện Lương Sơn có yêu cầu: Dự án nạo vét chỉ được thực hiện trong mùa khô và chia làm hai giai đoạn.

Theo đó, giai đoạn một thực hiện từ năm 2018-2019, tổng khối lượng nạo vét đất cấp II là 41.958 m3, còn lại là đất cấp I (bùn rác); giai đoạn hai, thực hiện từ năm 2019-2020, tổng khối lượng nạo vét, san gạt tạo phẳng là 7.194 m3 (100% là đất cấp II).

chinh quyen o dau khi doanh nghiep muc dat tran lan tai chi luu song thanh ha
Quyết định phê duyệt phương án của Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình về việc nạo vét, khơi thông dòng chảy suối Gạo, suối Cái (chi lưu sông Thanh Hà)

Trong quyết định 796 ngoài việc ghi rõ những thông số khi nạo vét suối Gạo thì còn quy định: Khối lượng đất trong quá trình nạo vét được sử dụng để san lấp mặt bằng tại địa điểm gia đình ông Nguyễn Thanh Xuân và một số hộ dân, tổ chức có nhu cầu san lấp đầm, ao, cải tạo vườn trong khu vực.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, Công ty Cổ phần gạch ngói Hòa Bình đã không tuân thủ các nội dung trong phương án đã được phê duyệt tại Quyết định số 796. Cụ thể, đã đưa máy móc vào đào bới, múc đất không theo luồng, tuyến của dòng chảy.

Bà Bùi Thúy Hòa - người dân thôn Xuân Him bức xúc cho biết: “Nói là khơi thông nhưng họ lấy đất mang đi bán cho các lò gạch. Nếu khơi thông thì nó phải theo dòng chảy, đây có thể thấy cứ chỗ nào có đất sét là họ vào múc và cho lên xe chở đi”.

chinh quyen o dau khi doanh nghiep muc dat tran lan tai chi luu song thanh ha
Sau khi doanh nghiệp múc đất, người dân không còn nhận thấy đâu là dòng chảy của suối Gạo...

Cùng chung bức xúc với bà Hòa, anh Bùi Văn Hưng người dân thôn Xuân Him cho rằng, từ trước đến nay dòng chảy suối Gạo chưa hề bị ách tắc, cho nên việc chính quyền cho phép doanh nghiệp nạo vét, khơi thông dòng chảy người dân chúng tôi rất bất ngờ và thực tế, doanh nghiệp đã lợi dụng để khai thác đất trái phép.

chinh quyen o dau khi doanh nghiep muc dat tran lan tai chi luu song thanh ha
Anh Bùi Văn Hưng người dân thôn Xuân Him, xã Thanh Lương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

“Khi sự việc vỡ lở, người dân hỏi thì xã không biết, huyện cũng không biết. Vậy, dự án này từ đâu mà có, đây có phải dự án nạo vét, khơi thông dòng chảy hay là khai thác đất. Có những chỗ họ đào sâu từ 7-8 mét và từng có 2 cháu bé suýt đuối nước vì những “hố tử thần” này”. - một người dân khác bức xúc chia sẻ.

Để tìm hiểu về dự án nạo vét, khơi thông dòng chảy suối Gạo, suối Cái, phóng viên đã tìm tới UBND xã Thanh Lương. Tại đây, vị phó Chủ tịch UBND xã thừa nhận việc Công ty Cổ phần gạch ngói Hòa Bình múc đất để bán cho các công ty gạch.

chinh quyen o dau khi doanh nghiep muc dat tran lan tai chi luu song thanh ha
UBND xã thừa nhận việc Công ty Cổ phần gạch ngói Hòa Bình khai thác đất mang đi bán cho các lò gạch ngoài huyện.

“Chúng tôi đã lập biên bản về những sai phạm của Công ty Cổ phần gạch ngói Hòa Bình. Họ múc đất để bán cho các lò gạch ngoài huyện, cứ những chỗ nào có đất sét là họ múc”. - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Lương nói.

chinh quyen o dau khi doanh nghiep muc dat tran lan tai chi luu song thanh ha
Vị phó Chủ tịch UBND xã Thanh Lương cũng cho biết thêm, bên phía công ty đã múc đất tại khu vực này được một khoảng thời gian, chủ yếu là múc trộm vào ban đêm.

Có thể thấy, quyết định 796 quy định nơi khai thác và đổ đất rất rõ ràng nhưng Công ty Cổ phần gạch ngói Hòa Bình lại “bậy đâu múc đó”, không đúng với nội dung phương án được phê duyệt. Đây chính là mấu chốt dẫn đến việc đơn thư khiếu nại của người dân kéo dài.

Câu hỏi được đặt ra, dự án nạo vét, khơi thông dòng chảy liệu có phải là vỏ bọc cho việc khai thác đất sét để mang đi bán? Cá nhân, chính quyền cấp nào phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng khai thác trái phép nêu trên?

(Còn nữa...)

Anh Doãn - Quang Chương
Phiên bản di động