Chính phủ hỗ trợ địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Văn phòng Chính phủ đã hỗ trợ các địa phương tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Tập trung ứng phó bão số 8 và cứu trợ khẩn cấp người dân vùng ngập lũ Lãnh đạo Chính phủ quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị mưa lũ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Trong thời gian qua, các bộ, cơ quan, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh để hạn chế việc đi lại, tiếp xúc trực tiếp.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo kế hoạch năm 2020 của bộ, ngành, địa phương trên Cổng dịch vụ công quốc gia để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Văn phòng chính phủ đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Cụ thể, Văn phòng Chính phủ tổ chức phối hợp, hỗ trợ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến như: Hỗ trợ UBND TP HCM, TP Hà Nội rà soát, kiểm thử, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến có đối tượng thực hiện lớn trên Cổng dịch vụ công trực tuyến trong thời gian từ ngày 3/4/2020 đến ngày 18/4/2020 để kịp thời phục vụ cá nhân, tổ chức ở hai thành phố giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.

Ngày 19/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trung tâm) và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn, VPCP đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hệ thống nền tảng về chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và trung tâm đi vào vận hành được coi là điểm nhấn quan trọng mang tính đổi mới, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ dựa trên thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dựa trên dữ liệu số.

Trung tâm này kết nối với các trung tâm điều hành, hệ thống thông tin báo cáo, các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của bộ, ngành, địa phương, trở thành một trong những thành phần cốt lõi của hạ tầng số thông minh. Từ trung tâm, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ có thể theo dõi, kiểm tra được các hoạt động theo từng lĩnh vực do các bộ, ngành, địa phương quản lý. Đồng thời, thông qua dữ liệu số, hình ảnh trực quan, trực tuyến giúp lãnh đạo Chính phủ thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành trực tiếp tới các bộ, ngành, địa phương và trên thực địa.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, các dịch vụ công mới được đưa lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia tập trung vào việc thanh toán điện tử. “Đây là một bước tiến trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến”, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh và cho biết thêm, từ ngày 2/7 người dân trong cả nước có thể ngồi nhà nộp phạt trực tuyến nếu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, đóng tiếp BHXH tự nguyện và dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính... Theo tính toán ban đầu, việc tích hợp, cung cấp 6 dịch vụ này có thể giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.686 tỷ đồng/năm.

Riêng dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính cung cấp tính năng giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với người dân, doanh nghiệp, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Công Dịch vụ công Quốc gia cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn với người dân, doanh nghiệp đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi khi thực hiện thủ tục. Bản sao chứng thực điện tử được ký số bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác và có thể sử dụng lại nhiều lần. Hơn nữa, dịch vụ này giúp người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4) đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử, loại bỏ tình trạng phải nộp bản sao chứng thực/xuất trình bản giấy để xác minh lại hồ sơ như hiện nay.

Theo số liệu thống kê, tính từ thời điểm khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia (ngày 9/12/2019) đến nay, Cổng đã tích hợp với 18 Bộ, ngành, 63/63 địa phương, 12 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, trung gian thanh toán; Tiếp nhận, xử lý hơn 6.600 phản ánh, kiến nghị và hỗ trợ, giải đáp hơn 14.800 cuộc gọi tới tổng đài.

Tính đến ngày 28/6/2020, đã có hơn 178.000 tài khoản đăng ký; hơn 46,3 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ; hơn 10,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; hơn 151.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Từ kết quả trên cho thấy, số lượng người dân, doanh nghiệp đăng ký tài khoản, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia ngày càng tăng, trong đó 3 tháng gần đây số lượng tài khoản đăng ký, số lượt truy cập tìm hiểu thông tin, thực hiện dịch vụ tăng gấp 2 lần, trung bình mỗi tháng có hơn 32 nghìn tài khoản đăng ký tham gia và 7,7 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ.

Đặc biệt, hệ thống thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công của Cổng Dịch vụ công Quốc gia mới đưa vào thực hiện từ tháng 3/2020 nhưng đến nay đã tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến với 6 Bộ, ngành và 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã có hơn 2.100 lượt giao dịch thành công.

Qua tài khoản Cổng Dịch vụ công Quốc gia, các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục tại tất cả các bộ, ngành, địa phương và thực hiện thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính liên quan. Bên cạnh đó, việc thực hiện các thủ tục hành chính hoàn toàn trên môi trường điện tử còn giúp cho việc nộp hồ sơ hoặc thực hiện các thủ tục bảo đảm tính minh bạch. Hơn nữa, quá trình giải quyết được thông tin tới các doanh nghiệp, đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết và nâng cao hiệu quả công tác giám sát thực hiện các thủ tục hành chính.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động