Cha mẹ hốt hoảng phát hiện hố sâu trên ngực con trai

Cả Lâm và Minh đều khoẻ mạnh khi sinh ra nhưng đến tuổi dậy thì, thường xuyên bị khó thở, mệt mỏi. Khi con cởi áo, cha mẹ phát hiện ở ngực có hố lõm rất sâu.
Bố đẻ giết con trai ruột mới 4 tháng tuổi Làm lại giấy khai sinh, người dân bị yêu cầu chụp ảnh bia mộ bố mẹ Cha giết con trai 1 tuổi tại mương nước nghi do mâu thuẫn gia đình

TS Nguyễn Công Hựu, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, BV E cho biết, đơn vị mới phẫu thuật xoá hỗ lõm sâu thành công cho 2 bệnh nhân bị dị dạng ngực bẩm sinh.

Trong đó bệnh nhân P.Q.M, 16 tuổi, ở Hải Phòng sinh ra hoàn toàn khoẻ mạnh, từ năm 11 tuổi đến nay, mỗi lần đi học về thường xuyên kêu mệt mỏi, khó thở, thậm chí đang tuổi lớn nhưng M. lại bị sụt cân.

Khi con cởi áo, cha mẹ phát hiện trên ngực con trai có một hố lõm nhỏ, tuy nhiên theo thời gian hố càng sâu và càng rộng. Lo sợ, cha mẹ đưa con đến BV E thăm khám.

Cha mẹ hốt hoảng phát hiện hố sâu trên ngực con trai
2 bệnh nhân hồi phục tốt sau khi đặt khung nâng ngực


Bệnh nhân thứ hai là T.V.L, 19 tuổi ở Nam Định, bị lõm xương ức lệch phải từ nhỏ khiến em thường xuyên phải nhập viện vì viêm phổi, viêm phế quản. Tuy nhiên bố mẹ không hay biết cho đến khi L. 14 tuổi, tình trạng khó thở ngày càng nặng khiến em không thể làm các công việc nặng hoặc chơi thể thao. Từ đó đến nay, bệnh ngày càng nặng.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ xác định L. bị lõm ngực thể II A3, cần phải đặt 2 thanh nâng ngực.

Theo BS Hựu, lõm ngực bẩm sinh là bệnh lý hay gặp nhất, chiếm gần 90% trong nhóm các bệnh biến dạng lồng ngực bẩm sinh ở trẻ em (lõm ngực, ngực dô kiểu ức gà, gù vẹo cột sống, khe hở xương ức…).

Thay vì mổ mở, hiện bác sĩ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi, rạch đường nhỏ 2-3 cm, sử dụng thanh kim loại uốn cong đặt trong lồng ngực nâng bản xương lõm. Sau 2-4 năm, xương này sẽ phát triển ổn định, giúp đầy ngực trở lại, khi đó bác sĩ sẽ mổ lấy thanh nâng ra.

BS Hựu nhấn mạnh, với các trường hợp lõm ngực nặng, sẽ làm chèn ép các cơ quan nội tạng bên trong, đặc biệt là tim và phổi khiến bệnh nhân chậm phát triển thể chất, hay mệt mỏi, khó thở.

Do đó cha mẹ khi thấy con nhanh mệt khi chơi các môn thể thao hay các hoạt động có tính chất gắng sức; hay mệt mỏi, hồi hộp; nhịp tim nhanh, tim lệch hẳn về bên trái khi bị chèn ép nhiều... cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

BS Hựu khuyến cáo, giai đoạn phẫu thuật tối ưu nhất với các trường hợp bị lõm ngực là trước lứa tuổi dậy thì khi lồng ngực đang còn phát triển.

Đối với người trưởng thành, kết quả phẫu thuật cũng rất khả quan, tuy nhiên lúc này khung xương đã phát triển nên tỉ lệ bị lõm lại sau phẫu thuật cao hơn so với trẻ.

Theo VietNamNet
Phiên bản di động