Câu chuyện thú vị về những mùa thi đã qua

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã cận kề, chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa là các bạn học sinh lớp 12 sẽ tham dự kỳ thi quan trọng trong cuộc đời. Trên các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng chia sẻ những câu chuyện vui về các mùa thi đã qua để giúp các bạn thí sinh giảm bớt phần nào đó căng thẳng trước khi bước vào cuộc thi.
Kỳ "Tiếp sức mùa thi" đặc biệt Thanh niên tình nguyện Thủ đô sẵn sàng “tiếp sức” kỳ thi tốt nghiệp THPT Thanh niên huyện Đông Anh sẵn sàng “tiếp sức” sĩ tử

Thời học sinh ai cũng có cho mình rất nhiều kỷ niệm bên bè bạn và thầy cô nên những khi nhắc lại, ai cũng có chút bồi hồi. Đi học, đi thi vốn là chuyện quá đỗi bình thường đối với tất cả học sinh. Tuy vậy, những cảm xúc mà mùa thi để lại chắc chắn sẽ không bao giờ quên, nhất là những cô cậu học trò tinh nghịch.

Những câu chuyện thú vị về các mùa thi đã qua của cộng đồng mạng
Mỗi mùa thi đi qua để lại nhiều câu chuyện thú vị

Hỏi bài bạn nhưng nó bị "điếc tạm thời"

Tài khoản Vũ Hoàng Long chia sẻ: “ Bốn năm trước mình cũng như các bạn học sinh năm nay, tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hồi đó mình không có lười học, nhưng để chắc chắn mình cũng có “lươn” một chút là có nhờ thêm đứa bạn thân ngồi gần mình trong ngày thi.

Chắc chắn rằng đây cũng là một kiểu người thường có trong phòng thi. Phải làm gì khi mình kêu nó, gọi nó bằng các phương thức khác nhau mà nó vẫn bị "điếc tạm thời" đây? Đã thế đến khi ra khỏi phòng thi, chạy lại bảo nó sao không nghe thấy mình nói gì thì nó lại mở đôi mắt to tròn lên và ngạc nhiên hỏi: "Ủa... Mày có kêu tao hả?" thật khó đỡ.

Những câu chuyện thú vị về các mùa thi đã qua của cộng đồng mạng
Hỏi bài bạn nhưng nó bị "điếc tạm thời"

Vậy mà trước lúc vào phòng thi mình nhờ nó "giúp đỡ", nó vẫn nhiệt tình đồng ý mới ghê chứ. Lúc này nghe xong, thật chỉ muốn "hủy diệt" nó hoặc giá như mình đừng tin lời nó lúc ban đầu rằng nó sẽ chỉ bài cho mình”. Thật may là cả 2 đứa cùng đỗ vào trường đại học mong muốn không có mình sẽ “thù” nó cả đời”.

Được bạn nhắc bài nhưng không hiểu khẩu hình miệng của nó

Luôn luôn có những người tuy vớ được phải "phao" nhưng lại không hiểu "phao" nói về cái gì để mà ghi vào bài của mình.

Tài khoản Đinh Mác Son chia sẻ câu chuyện “vừa vui vừa tức” về lần thi đáng nhớ của mình: “Hồi đó, khi làm bài thi môn cuối cùng rồi, mình đột nhiên gặp phải một câu hỏi nhiều điểm mà mình rất phân vân nên mình có “nháy” đứa bạn của mình nhờ sự trợ giúp.

Bình thường, hai đứa nói nhỏ, nói "thầm thì" gì thì cũng nghe được hết tất cả, thậm chí đôi khi còn phải đắc chí với sự "thấu hiểu" nhau của hai đứa. Vào phút giây quan trọng, mình lại đột nhiên không hiểu được khẩu hình miệng của nó và sự "nghiệt ngã" này lại đến vào giây phút mình chẳng còn bao nhiêu thời gian để làm bài thi. Tuy vậy nhưng cuối cùng mình cũng tự mình hoàn thành được bài thi của mình và đạt đủ điểm mình mong muốn".

"Tủ đè"

Với một lượng kiến thức càng ngày càng nhiều theo mức độ tăng dần của các bậc học. "Ôn tủ", "học tủ" là một trong những phương pháp học nhanh, học chọn lọc những khi đi thi mà các bạn học sinh thường hay áp dụng. Thường thì những câu hỏi phải được chui vào "tủ" nhưng đôi khi hội “nhất quỷ nhì ma” lại bị lệch theo quỹ đạo ban đầu.

Những câu chuyện thú vị về các mùa thi đã qua của cộng đồng mạng
Mong được "tủ đè"

Đề cương có tất cả 10 câu, có người chỉ học theo câu chẵn hoặc câu lẻ, nhưng bước vào phòng thi, đề thi lại toàn ra những câu hỏi ngược lại với thứ bạn đã học. Trường hợp oái ăm này bạn chỉ có thể cầu cứu đứa ngồi cạnh mà thôi. Khi mà cả nó cũng không biết nữa thì chỉ có mà “nhớ đời”.

Trong khi chưa làm hết 1 tờ, lũ bạn đã sang tờ thứ 3

Hoài Nam, nhân viên ngân hàng chia sẻ: “Ngày đó khi đi thi, môn Ngữ văn không phải thế mạnh của mình. Đám bạn của mình lại chính là "con nhà người ta" trong truyền thuyết. Nhiều khi mình còn chưa làm hết 1 tờ, vẫn đang loay hoay trong một mớ hỗn độn của kiến thức, chả biết câu này trả lời làm sao, câu kia thì nên viết cái gì vào, thì đám bạn xung quanh đã xin thầy cô giám thị tờ thứ 2, tờ thứ 3.

Những câu chuyện thú vị về các mùa thi đã qua của cộng đồng mạng

Lúc đó thật sự làm mình sốt ruột, lo lắng và tự hỏi rằng không biết nó làm gì mà viết nhanh thế? Thế rồi chật vật mãi mình mới qua được đến tờ thứ 2 thì chuông hết giờ vang lên và sau đó cảm thấy phát hờn vì chúng nó viết gì mà viết lắm thế trong khi mình chỉ có mấy ý cỏn con. Giận lũ bạn lúc đó ghê!”.

"Tào tháo rượt" trong giờ thi

Không phải ngẫu nhiên mà ông "tào tháo" lại ráo riết hoạt động trong giờ làm bài thi. Bởi vì, tâm lý lo lắng, bồn chồn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến tình trạng đau bụng, cần phải đi nhà vệ sinh gấp.

Không ít những bạn học sinh đã có thể trạng "đặc biệt" như thế, những khí căng thẳng sẽ đau bụng phát điên lên, tâm trí chẳng có để mà tập trung làm bài. Sau đó cứ tự dằn vặt: "Như thế này thì thời gian đâu mà làm cho xong đây?" với bộ mặt nhăn nhó đáng thương vô cùng.

Mỗi người đi thi lại mang mỗi tâm trạng khác nhau, từ những người có "nội công thâm hậu" đến những cậu bạn "con nhà người ta" hay thậm chí là cả biển trời kiến thức nhưng vào phòng thi lại quên hết như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Hơn hết, đối với tất cả thế hệ học trò đó lại là những kỷ niệm đáng nhớ về một thời áo trắng cắp sách đến trường.

Theo TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động