Cảnh báo: 61% người có thói quen ăn gỏi nhiễm sán lá gan nhỏ

 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tổ chức điều tra, phát hiện và điều trị cho hàng chục ngàn người bị nhiễm sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, ấu trùng sán lợn,ấu trùng giun đũa, ấu trùng giun đầu gau, ấu trùng giun chó mèo.
Người đàn ông có hàng nghìn con sán lá gan trong đường mật

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống và loại trừ Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng năm 2019, triển khai kế hoạch năm 2020 khu vực miền Bắc và Bộ/Ngành; công bố kết quả loại trừ sốt rét năm 2019 do Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Ban Điều hành Dự án Phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét vừa tổ chức.

Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.W (Bộ Y tế), trong năm 2019, cả nước có trên 8 triệu lượt trẻ em từ 24-60 tháng tuổi và học sinh tiểu học uống thuốc tẩy giun an toàn. Viện đã tổ chức điều tra, phát hiện và điều trị cho hàng chục ngàn người bị nhiễm sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, ấu trùng sán lợn,ấu trùng giun đũa, ấu trùng giun đầu gau, ấu trùng giun chó mèo.

Đáng lưu ý, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ (liên quan thói quen ăn gỏi cá) ở một số tỉnh rất cao. Năm 2018, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại Hòa Bình là 24,4%; Nam Định 11,8%; Ninh Bình 21%; Thanh Hóa 21,6%; Phú Yên 15,3%.

canh bao 61 nguoi co thoi quen an goi nhiem san la gan nho

Thói quen ăn gỏi cá tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Theo đánh gia của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.W, bệnh do ký sinh trùng (giun, sán) còn phức tạp và phổ biến tại nhiều vùng, do thói quen ăn uống, lao động chưa hợp vệ sinh.

Trong đó, sán lá gan nhỏ liên quan mật thiết vệ sinh ăn uống. Sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng được rơi vào môi trường nước. Trứng bị ốc nuốt nở ra ấu trùng lông để phát triển thành ấu trùng đuôi.

Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước. Ấu trùng xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ký sinh ở trong thịt của cá. Người (hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. T

Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành mất khoảng 26 ngày.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền từ người bệnh sang người lành. Triệu chứng thường thấy là rét run, sốt nóng, toát mồ hôi. Một số ca không có triệu chứng mà chỉ ớn lạnh, lúc sốt lúc không.

Bệnh có thể diễn biến rất nhanh chóng, gây tổn thương não trực tiếp, khiến người bệnh tử vong chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính khoảng 10%.

Thông tin tại hội nghị cho biết, chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét ở nước ta là một trong những chương trình y tế được đánh giá rất thành công ở Việt Nam và trên thế giới.

Trong năm 2019, Dự án phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã có nhiều cố gắng để cùng các địa phương tích cực triển khai các hoạt động, đã hoàn thành kế hoạch phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Số bệnh nhân sốt rét và người có ký sinh trùng sốt rét đều giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Số bệnh nhân sốt rét toàn quốc giảm 14,31% (5.887/6.870); Số Ký sinh trùng sốt rét giảm 3,08% (4.665/4.813); Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên 1.000 dân giảm 4,0%; Không có dịch sốt rét xảy ra và không có trường hợp nào tử vong do sốt rét.

canh bao 61 nguoi co thoi quen an goi nhiem san la gan nho
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết công tác phòng chống và loại trừ Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng năm 2019, triển khai kế hoạch năm 2020

Trong năm 2019, có 25 tỉnh, thành phố Việt Nam đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét, theo chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới và Dự án phòng, chống, loại trừ sốt rét. Tuy nhiên, bệnh còn diễn biến phức tạp ở một số tỉnh như Gia Lai, Phú Yên, Bình Phước, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông, Quảng Trị, Lai Châu. Số ca sốt rét ở các địa phương này năm ngoái tăng cao so với năm 2018.

Tuy công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, phòng chống ký sinh trùng, côn trùng năm 2019 đã đạt được nhiều kết quả tốt, nhưng tình hình sốt rét còn phức tạp ở một số tỉnh, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung - Tây Nguyên như Gia Lai, Phú Yên, Bình Phước, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắc Nông, Quảng Trị, Lai Châu,… với số trường hợp mắc sốt rét vẫn ở mức cao, hoặc tăng cao hơn so với năm 2018.

Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ để bệnh phát triển luôn hiện hữu, tập quán đi rừng ngủ rẫy, dân di biến động giữa các vùng trong nước, hoặc với các nước láng giềng ngày càng phức tạp khó quản lý, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Bệnh ký sinh trùng đa dạng và còn phổ biến ở nhiều vùng, thói quen lao động, ăn uống, sinh hoạt chưa hợp vệ sinh tạo điều kiện cho bệnh phát triển trong cộng đồng.

Năm nay, mục tiêu của Việt Nam là giảm tỷ lệ mắc, tử vong do sốt rét. Công nhận thêm 10 tỉnh, thành phố đủ điều kiện thanh toán bệnh sốt rét.

Nguồn: Sức khỏe Đời sống
suckhoedoisong.vn
Phiên bản di động