Cận Tết, dân khóc ròng vì 100 ha bí đỏ mất mùa

Do thời tiết khắc nhiệt dịp cận tết đã khiến cho bệnh khảm và bệnh phấn trắng hoành hành trên cây bí đỏ ở các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai. Chỉ riêng xã Đông (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã có hơn 110 ha cây bí đỏ bị mất từ 30 – 70%, nhiều khu vực mất trắng.
Những gốc mai cổ thụ được trả giá hàng tỷ đồng Cận cảnh cây mai có giá 3,5 tỷ đồng tại Hội hoa xuân Đà Nẵng Gia Lai: Khởi tố 8 đối tượng trong đường dây cá độ bóng đá hơn trăm tỷ Bắt Chủ tịch huyện để điều tra hành vi tham ô tài sản Phát hiện một "công trường" khai thác cát trái phép với hơn 100m3 Tạm giữ đối tượng, nhậu say ra đường ném đá vào kính xe ô tô

Về lưu vực sông Ba (xã Đông, huyện Kbang, Gia Lai) là một không khí ảm đạm, buồn bả trên những cánh đồng bí.

Hàng trăm người dân trên địa bàn miệt mài chăm sóc hơn 4 tháng trời, bỏ ra hàng chục triệu đồng để mong có một cái tết no đủ từ vụ bí đỏ cuối năm.

Tuy nhiên, từ tháng 10 và tháng 11, bệnh khảm và bệnh phấn trắng thay nhau tấn công các ruộng bí đỏ khiến cây chết dần, chết mòn.

can tet dan khoc rong vi 100ha bi do mat mua
Hơn 100ha diện tích bí của xã Đông (huyện Kbang, Gia Lai) bị mất mùa nặng do dịch bệnh

Gặp bà Lê Thị Thu (thôn 3, xã Đông, huyện Kbang) đã gom từng ôm dây bí để đốt chuẩn bị cho vụ mùa sau tết. Bà Thu buồn bã nói: “Chán các chú ạ, hơn 3 sào bí gia đình trồng từ tháng 10. Đầu tư gần chục triệu bạc để mong cận tết có thể bán bí đỏ mua sắm đồ quần áo cho các con.

Nhưng ai ngờ, bí đang phát triển xanh tốt được hơn tháng thì không biết bệnh gì khiến lá vàng, cây cằn cỗi rồi chết từ từ. Cứ thế lan rộng ra cả vườn, cây yếu thì chết…cây khỏe thì ra quả nhỏ rồi cũng úa dần, úa mòn. Giờ đến tháng 12, tôi chỉ thu được khoảng 4 tạ bí. Năm ngoái vụ này tôi trồng cũng được 4 – 5 tấn. Vậy tính ra 4 tạ bí không đủ tiền công chăm sóc”.

Tương tự, bà Trần Thị Hà (Thôn 4, xã Đông, huyện Kbang) bộc bạch: “Vườn tôi trồng vào khoảng tháng 11 với diện tích hơn 1ha.

Tuy trồng muộn tránh được đợt bệnh khảm lá nhưng lại bị phấn trắng phá hoại hơn 70% diện tích. Vườn tôi đầu tư hơn 15 triệu đồng, chưa tính chi phí chăm sóc.

Hiện nay, để vớt vát gia đình đang liên tục tưới nước và sử dụng phân để cho quả nhanh lớn nhằm phục vụ cho dịp tết nguyên đán cuối năm. Nhưng nghe chừng cũng thu được được 30% tổng diện tích”.

can tet dan khoc rong vi 100ha bi do mat mua
Các dịch bệnh hoành hành khiến bí không ra quả và chết dần

Bên cạnh là vườn của Bốn Phêu (thôn 4, xã Đông), chúng tôi đã nhìn thấy những trái bí đỏ lớn không được thu hoạch, nằm “phơi mình” mình giữa rộng. Ruộng rộng khoảng gần 1ha nhưng gia đình bà Phêu không thu hoạch mà bỏ luôn những cái bí đỏ lớn, mặc cho bí thối rửa từng ngày.

Theo hàng xóm, tất cả ruộng bí quanh đây đều chung cảnh bí không ra hoa, trái bé…Nhiều nhà thấy càng thu hoạch thì càng lỗi nên bỏ vậy cho bò ăn hoặc chuyển ra trồng lại cây ớt.

can tet dan khoc rong vi 100ha bi do mat mua
Bí nằm ngổn ngang vì dịch bệnh, bí mất mùa dân thu không đủ trả công

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Mai (Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang) cho biết: Những tháng gần đây, trên địa bàn các huyện Đông Nam nói chung và Kbang nói riêng có thời tiết rất khắc nhiệt. Sáng sớm rất lạnh nhưng đến trưa lại nắng gắt đã tạo điều kiện cho dịch bệnh hoành hành.

Hiện nay, có 2 loại bệnh đã phá hoại cây bí đỏ trên địa bàn là bệnh khảm và bệnh phấn trắng. Đối với bệnh khảm thì cây sẽ ngã sang màu vàng nhạt, lá nhăn nheo khiến cây phát triển chậm, sau đó chết dần. Còn bệnh phấn trắng ngay từ thời kì cây con, một lớp phấn trắng bao phủ trên mặt lá khiến lá chuyển sang màu vàng rồi khô dần. Cây bị bệnh này khiến năng suất giảm mạnh hoặc không ra quả.

Nếu điều trị bệnh Khảm chỉ cần khi phát hiện, người dân tưới cho sạch lớp sương sớm, đặc biệt là phần dưới của lá. Tuy nhiên, bà con lại có nhiều quan niệm dân gian và dùng không đúng loại thuốc để chữa trị khiến bệnh càng lan rộng.

Theo thống kê, chỉ riêng xã Đông đã có hơn 110 ha cây bị nhiễm bệnh. Trong đó 60ha diện tích cây không ra quả, “mất trắng” và 50ha còn lại đang nhiễm bệnh tỉ lệ thiệt hại khoảng 30 – 50%.

Hải Phạm
Phiên bản di động