Cầm vô lăng và kỹ thuật đánh lái xe ôtô đúng cách

Cầm vô lăng và đánh lái là những thao tác chiếm phần lớn thời gian khi lái xe. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, chúng ta không chỉ kiểm soát được tay lái một cách linh hoạt, nắm phần chủ động trong những tình huống cần có phản ứng nhanh, tránh những tai nạn xảy ra.
Chiếc xe phân tích vết nứt, ổ gà trên mặt đường Việt Nam Người đổ xăng E5 nên nhớ điều này để không làm ảnh hưởng ô tô, xe máy Xe buýt sắp chạy ở Yên Bái: Người dân nói gì?

Tưởng chừng rất đơn giản, nhưng nếu cầm vô lăng không đúng cách có thể sẽ gây ra nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông. Tuy cầm vô lăng chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng thực tế không phải ai cũng biết cầm lái sao cho đúng cách để an toàn khi tham gia giao thông.

Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ khi ngồi sau vô lăng và một số kỹ thuật đánh lái xe một cách an toàn.

Về cách cầm vô lăng và đánh lái xe ở một số trường hợp thường gặp khi tham gia giao thông. Xem vô lăng của chúng ta như một mặt đồng hồ, thì tư thế cầm vô lăng tối ưu là tay phải ở vị trí số 3h và tay trái đặt ở vị trí số 9h với 2 ngón tay cái bè ra. Đây là kỹ thuật lái xe cơ bản mà hầu như ai cũng được học khi bắt đầu học lái.

Đi thẳng để tay hướng 9 giờ 15 phút. Tức là để 2 tay ngang như hình vẽ, cách cầm này sẽ tối ưu hóa kiểm soát, an toàn và khả năng đánh lái cũng như điều khiển các bộ phận khác như đèn, xi nhan, gạt mưa, cần số …. Khi đi trên đường bằng, để ngón tay cái vào phía sau vô lăng, tức tư thế nắm. Còn nếu đi off-road, thì đặt ngón tay cái trên chấu của vô lăng.

cam vo lang va ky thuat danh lai o to dung cach
Cách cầm vô lăng phù hợp.

Nắm vô lăng không nên chặt cứng, chỉ đủ lực để kiểm soát vô lăng, nếu nắm chặt cứng sẽ không cảm giác được sự phản hồi. Một tư thế cầm lái thoải mái sẽ giúp cho người lái nhận biết được hệ thống đánh lái hoạt động ra sao cũng như chất lượng mặt đường.

Một số người thường bỏ cả 2 tay ra khỏi vị trí cầm lái khi vô lăng trợ lực bắt đầu tự trả lái sau khi vào cua. Đây là một thói quen không tốt vì sẽ làm chậm phản ứng của người lái khi có những tình huống bất ngờ xảy ra.

Trong điều kiện lái xe với tốc độ bình thường trên một mặt đường có chất lượng tốt, thì ta đặt tay ở vị trí hướng 9 giờ 15 phút và nhẹ nhàng đánh lái theo chiều uốn của mặt đường, kể cả khi cần đánh lái với tốc độ nhanh.

cam vo lang va ky thuat danh lai o to dung cach
Cách bẻ hướng lái an toàn.

Khi ở những khúc cua rộng thì chỉ cần giữ tư thế lái như lúc đi thẳng rồi từ từ bẻ lái sang phải hay trái theo chiều khúc cua sau đó trả về thẳng tay. Khi ở những khúc cua hẹp và gấp thì ta nên vần vô lăng một cách từ từ điều chỉnh xe theo chiều góc cua một cách thật từ từ. Còn khi ở những đoạn ngã ba, tùy thuộc vào góc độ rộng hẹp và ta lại có cách bẻ lái vô lăng sao cho thật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và phải đi ở một tốc độ vừa phải nhất định. Sau khi đã bẻ lái theo chiều hướng cua thì tài xế nên chủ động xoay ngược vô lăng quay trở lại vị trí an toàn.

Khi qua các vòng xuyến tại các ngã tư, tùy thuộc vào độ rộng, lớn của vòng xuyến mà có cách xoay vô lăng một cách nhẹ nhàng hoặc vần vô lăng theo chiều vòng xuyến với một tốc độ chủ động. Và cuối cùng là các thao tác xoa, bẻ lái vô lăng và điều chỉnh xe với một tốc độ chậm để tránh va chạm với các xe khác.

Kế Thắng
Phiên bản di động