"Bộ tứ căn cơ" của EU sẽ đề xuất một kế hoạch cứu trợ kinh tế mới

Gói cứu trợ của ''Bộ tứ căn cơ'' đòi hỏi có sự đảm bảo rằng các nước nhận viện trợ sẽ phải tiến hành cải cách và mọi sự hỗ trợ đều phải ở dạng cho vay chứ không phải tài trợ không hoàn lại.
Thái Lan xem xét vay hơn 30 tỷ USD cho chương trình kích thích kinh tế Châu Âu thống nhất được gói cứu trợ 500 tỷ euro đối phó Covid-19 Tây Ban Nha kêu gọi EU chung tay giải quyết nợ giữa dịch COVID-19
bo tu can co cua eu se de xuat mot ke hoach cuu tro kinh te moi
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 20/5 cho biết bốn quốc gia châu Âu sẽ đề xuất một giải pháp thay thế cứng rắn hơn cho một quỹ hỗ trợ khổng lồ mà Pháp và Đức đưa ra mới đây, nhằm giúp nền kinh tế Liên minh châu âu (EU) vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19.

Theo đó, Hà Lan, Áo, Đan Mạch và Thụy Điển - được mệnh danh là "Bộ tứ căn cơ" - sẽ đưa ra một gói cứu trợ khác bên cạnh đề xuất trị giá 500 tỷ euro (546 tỷ USD) do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Angela Merkel đưa ra ngày 18/5.

Tuy nhiên, gói cứu trợ của bộ tứ này sẽ đòi hỏi có sự đảm bảo rằng các nước nhận viện trợ sẽ phải tiến hành cải cách, và rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng phải ở dạng cho vay chứ không phải khoản tài trợ không hoàn lại.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Rutte nhấn mạnh các đề xuất của Hà Lan và ba nước còn lại nêu rõ nếu một nước đưa ra yêu cầu cần được giúp đỡ, nước đó phải thực hiện những cải cách thực sự sâu rộng để đảm bảo họ có thể tự chăm sóc bản thân vào lần khủng hoảng tới.

Pháp và Đức là hai trong số các nền kinh tế mạnh nhất trong EU và cùng chiếm khoảng một nửa nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Điều này đồng nghĩa bất cứ quyết sách quan trọng nào ở cấp EU cũng đều cần có sự ủng hộ của Pháp và Đức. Do vậy, việc Berlin bất ngờ chấp nhận kế hoạch hồi phục kinh tế hậu COVID-19 dựa trên việc phát hành các khoản nợ chung được nhiều người coi là “mang tính lịch sử”.

Nhưng những quốc gia nổi tiếng về tiết kiệm như Hà Lan đã tỏ ra không đồng tình với gói hỗ trợ trên trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần tới, nơi kế hoạch dự kiến sẽ được đưa ra ký kết.

Chính điều này đã gây nên căng thẳng giữa những quốc gia đó với các thành viên EU có mức nợ cao như Italy và Tây Ban Nha, vốn cũng là những nước phải gánh chịu tác động tồi tệ nhất từ đại dịch COVID-19 tại châu Âu.

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz trước đó đã viết trên trang Twitter cá nhân rằng ông vừa có một cuộc trao đổi với các Thủ tướng Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển về vấn đề nói trên.

Ông nhấn mạnh quan điểm của các nhà lãnh đạo này vẫn không thay đổi ở chỗ họ sẵn sàng giúp đỡ hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thông qua các khoản vay, nhưng vẫn không muốn tăng ngân sách tổng thể của EU trong nhiều năm tới.

Nguồn: VietnamPlus
Phiên bản di động