Bổ sung và làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với Đảng

Đó là một trong các ý kiến tại Hội nghị tọa đàm, góp ý sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam năm 2015 của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị trong xây dựng Đảng Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ làm việc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Mặt trận Tổ quốc phải là nơi mọi người nói lên tiếng nói của mình

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện hành được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 9/6/2015, được Chủ tịch nước công bố ngày 23/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Quang cảnh Hội nghị Tọa đàm, góp , sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị tọa đàm, góp sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Qua 5 năm triển khai thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp chính quyền, MTTQ và Nhân dân Thủ đô đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, từ đó nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về MTTQ Việt Nam, về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong thời kỳ đổi mới của đất nước và Thủ đô, thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trong công tác mặt trận.

Công tác vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được tăng cường, có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức tổ chức. Mối quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền, các tổ chức thành viên và các cơ quan hữu quan ngày càng gắn bó, chặt chẽ…

Mặt trận các cấp ở thành phố đã thể hiện rõ vai trò của tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, mang tính Nhân dân sâu sắc, là hình ảnh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân. Các hoạt động của Mặt trận đã hướng mạnh về cơ sở, lấy khu dân cư, tổ dân phố, thôn, làng làm địa bàn quan trọng để tổ chức hoạt động… Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố cũng đã tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị…

Tuy nhiên, trải qua 5 năm thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho thấy, việc triển khai thực hiện Luật còn một số hạn chế, tồn tại, như: Công tác quán triệt, tuyên truyền Luật MTTQ còn chưa thường xuyên, sâu rộng; Chế độ chính sách đối với cán bộ Mặt trận các cấp có lúc, có nơi còn chưa được đầy đủ, nhất là cấp xã; Việc luân chuyển cán bộ MTTQ ở một số nơi còn chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế, cá biệt có nơi công tác cán bộ Mặt trận bị xem nhẹ; Công tác phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức thành viên với MTTQ ở một số nơi còn chưa chặt chẽ, thường xuyên nhất là trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội…

Ngoài ra, nội dung hoạt động công tác của MTTQ cũng bộc lộ những vấn đề, hoạt động dàn trải, có những nội dung chồng chéo, hình thức…; còn một số nội dung Luật chưa bao quát hết; Các chế tài về giám sát, phản biện, vi phạm luật chưa được đề cập đến; Việc đảo đảm hoạt động của MTTQ các cấp cũng cần phải quan tâm thêm.

Các ý kiến tại buổi tọa đàm đã tập trung đề cập đến những bất cập, tính thực tiễn của những quy định trong Luật MTTQ Việt Nam về vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam; Về tổ chức hoạt động của MTTQ, quy định về kết nạp và cho thôi thành viên của MTTQ; Mối quan hệ giữa MTTQ Việt Nam với Đảng, Nhà nước, các tổ chức và nhân dân trong thực tiễn; Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế…

TS Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân chủ pháp luật phát biểu tại buổi tọa đàm
Ông Phạm Ngọc Thảo - Nguyên Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật của Ủy ban MTTQ Viêt Nam TP Hà Nội phát biểu tại tọa đàm

Các đại biểu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa MTTQ Việt Nam với Đảng, Nhà nước, các tổ chức và Nhân dân trong thực tiễn: Vai trò hạt nhân của Đảng trong tổ chức MTTQ; Sự phối hợp giữa MTTQ với Nhà nước, các tổ chức thành viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật; Trong giải quyết những vấn đề bức xúc, xã hội quan tâm.

Ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho rằng, quan hệ giữa MTTQ Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam chưa được quy định rõ trong Luật MTTQ Việt Nam. Vì vậy, tuy đã có những mặt tiến bộ nhưng trong thực tế vẫn xảy ra một số vấn đề bất cập ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam, nhất là trong công tác cán bộ. Cùng với đó, vai trò của tổ chức Đảng với tư cách là thành viên của MTTQ Việt Nam cũng chưa rõ ràng.

Từ thực tế đó, ông Phạm Ngọc Thảo đề nghị bổ sung thêm một điều về “Quan hệ giữa MTTQ Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam” để làm rõ thêm những vấn đề thuộc về nguyên tắc quan hệ. Sở dĩ như vậy vì Đảng Cộng sản Việt Nam là một chủ thể đặc biệt đã được quy định tại Điều 4 Hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là một tổ chức của lực lượng tinh túy, tiêu biểu nhất trong xã hội, có vai trò rất quan trọng trong cách mạng Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, thành viên đặc biệt của MTTQ Việt Nam… Quy định như vậy sẽ dễ hiểu và làm cơ sở giải quyết những mối trong hệ trong thực tế có hiệu quả tốt hơn.

Đề cập đến Điều 22 trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm một khoản (khoản 3) quy định: “Tại kỳ họp Quốc hội, HĐND, đại diện MTTQ Việt Nam cùng cấp có quyền chất vấn chính quyền, nhà nước cùng cấp về những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền và trách nhiệm của cơ quan chính quyền và trách nhiệm của cơ quan chính quyền. Những chất vấn của MTTQ Việt Nam phải được xem xét, giải quyết, trả lời theo quy định của luật”. Cùng với đó, Ban Thường trực MTTQ các cấp phối hợp với HĐND, UBND cùng cấp để xây dựng, thống nhất chương trình, nội dung giám sát, phản biện hằng năm.

Một số ý kiến cũng đề nghị Luật cần quy định cụ thể, rõ hơn về vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận; Phát huy hình thức dân chủ trực tiếp; Quy định rõ hơn trách nhiệm phối hợp giữa Mặt trận với các cơ quan, bởi thực tế hiện nay mối quan hệ quy định trong Luật mới chỉ dừng ở mức tự nguyện, thỏa thuận, khiến cho việc thi hành Luật kém hiệu quả; Chưa quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức dẫn đến tình trạng nhất trí cao nhưng việc ai nấy làm, không rõ trách nhiệm..

Nguồn: TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động