Bộ Công thương chỉ thị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh mùa Covid-19

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa ký chỉ thị về việc tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công thương trước những diến biến mới của dịch Covid-19.
Doanh nghiệp có thể chậm nộp thuế 5 tháng do dịch Covid-19

Tại chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Công thương yên cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và các quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công thương để bảo đảm thực hiện triệt để việc phòng, chống dịch ở nơi làm việc, nơi cư trú và trong cộng đồng, cũng như để bảo đảm ổn định sản xuất, kinh doanh trong toàn ngành ngành.

Đặc biệt, đối với công tác phòng, chống dịch và bảo đảm ổn định thị trường, Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu Vụ Thị trường trong nước phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, phối hợp với các doanh nghiệp và các địa phương triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu; đề nghị các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, nhất là tại địa phương có dịch bệnh.

bo cong thuong chi thi thao go kho khan cho san xuat kinh doanh mua covid 19
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp ngày 7/3.

Trong khi đó, Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi, đặc biệt là đối với các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch và các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân.

Đối với công tác tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các đơn vị thuộc Bộ rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy xuất, nhập khẩu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư; thực hiện tốt công tác phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên ngành; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông…

Trước đó, ngày 7/3, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp khẩn với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công thương Hà Nội cùng các nhà phân phối, doanh nghiệp, siêu thị về tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn thành phố để chỉ đạo triển khai các phương án bảo đảm cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trong mọi tình huống. Theo đó, đã bảo đảm ổn định trên thị trường, cả về nguồn cung hàng hóa cũng như trong tâm lý của người dân.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng đã yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ phối hợp với các hệ thống phân phối lớn khẩn trương triển khai phương án tăng cường nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân; có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các điểm bán hàng ngoài Hà Nội để tăng lượng cung ứng cho địa bàn thành phố Hà Nội.

Đồng thời, người đứng đầu Bộ Công thương chỉ đạo Sở Công thương Hà Nội, bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường.

Theo ghi nhận, đến ngày 12/3, thị trường đã bình ổn trở lại, nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào cùng với sự tin tưởng của người dân vào công tác điều hành, kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ nên không còn tâm lý tích trữ hàng hóa, việc đổ xô đi mua hàng tích trữ đã giảm mạnh; nguồn cung hàng hóa tại các siêu thị, các chợ khá dồi dào, giá ổn định, sức mua như những ngày bình thường.

Văn Huy
Phiên bản di động