Bầu trời Hà Nội bị ô nhiễm bụi hô hấp từ lúc nào?

Xin đừng nhầm lẫn giữa bức màn trắng mờ này với màn sương sớm thơ mộng trên triền núi chiều tà Tây Bắc. Bụi PM2,5 chủ yếu chứa các thành phần ammonium, sulphate, tro bay,... ngoài ra có nhiều bụi vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông và đốt rơm rạ.
Không khí ở Việt Nam đang được quản lý như thế nào? Ô nhiễm không khí, chung tay làm thế giới sạch hơn và cải cách giáo dục "Đu trend" ô nhiễm không khí, máy lọc, khẩu trang chống bụi đắt hàng Bác sĩ chỉ cách bảo vệ sức khoẻ trước "sát thủ" bụi mịn

Vấn đề ô nhiễm bụi hô hấp

Trong mấy tuần nay, vấn đề ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được nhắc tới như là một tình huống đột xuất, khiến dân chúng lo lắng, chính quyền khá bị động trong cách xử lý. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý môi trường sau một thời gian cân nhắc đã lên tiếng, đưa ra giải thích, trấn an và cả cảnh báo. Một số người đặt vấn đề Hà Nội phải có một đề tài nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề thật bài bản.

Thật sự đây có phải là tình hình mới phát sinh không? Có phải chúng ta chưa có thông tin về những nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe một cộng đồng dân cư hàng chục triệu người ở những đô thị lớn nhất không?

Bụi mịn kích thước 2,5 micromet (PM2,5) và từ 2,5 đến 10 micromet (PM10) được phân loại và xếp hạng là những nguồn ô nhiễm không khí có kích thước đủ nhỏ để thâm nhập dễ dàng vào cơ quan hô hấp, gây các bệnh cấp và mãn tính, vì vậy nó còn được gọi là bụi hô hấp. Nó từ đâu đến và tại sao những tháng mùa thu Hà Nội đẹp trời lại là lúc dân chúng phải đón nhận một nguy cơ ngược với mong đợi như vậy?bau troi ha noi bi o nhiem bui ho hap tu luc nao

bau troi ha noi bi o nhiem bui ho hap tu luc nao
Hà Nội được cảnh báo về ô nhiễm không khí

Những nghiên cứu sớm về bụi mịn tại Hà Nội

Quay lại 20 năm trước, một đề tài khoa học cấp nhà nước được thực hiện ở Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Hà Nội) trong năm 1998-1999 nghiên cứu “Ô nhiễm bụi hô hấp có phân biệt kích thước hạt trong môi trường khí đô thị và môi trường sản xuất”. Sau đó hai năm 2000 - 2001 Viện có thêm đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến ô nhiễm bụi hô hấp PM-10 trong quá trình công nghiệp hoá”.

Bằng những phương pháp lấy mẫu không khí ở tầng mặt đất (gồm cả trạm đặt tại đài khí tượng thuỷ văn Láng) qua các màng lọc chuẩn, người ta đã phân loại được hạt xôn-khí có kích thước bụi hô hấp. Các phép phân tích vật lý và hóa học tiếp theo tách được tất cả các thành phần độc hại của thứ bụi này. Hơn nữa, việc lấy mẫu theo thời gian trong mỗi mùa, mỗi năm và kéo dài liên tục đã cho thấy độ ô nhiễm xảy ra có quy luật lặp lại theo thời gian, mùa vụ trong nhiều năm.

bau troi ha noi bi o nhiem bui ho hap tu luc nao

bau troi ha noi bi o nhiem bui ho hap tu luc nao

Trong hình, trục tung là số liệu quan trắc tại trạm chuẩn gần mặt đất về độ ô nhiễm bụi PM2,5 tính bằng µg/m3 và trục hoành ghi diễn biến thời gian trong mỗi tháng liên tục hơn mười năm từ 1998 đến 2009.

Chúng ta thấy rõ ràng là các mùa trong năm có độ ô nhiễm bình quân dưới 40 µg/m3, nhưng riêng những tháng cuối năm tăng vọt đến trên 80 µg/m3, cận kề mức báo động có hại cho sức khỏe. Phân tích yếu tố thời tiết khí hậu, đó là những tháng trời ít mưa, đêm lạnh dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt, tức trên nóng dưới lạnh, ngăn cản bụi hô hấp bốc lên cao và không thể phát tán pha loãng. Chúng tích tụ trong nhiều ngày. Khi có điều kiện, hơi ẩm ngưng tụ trên các tâm bụi tạo ra một màn sương độc hại duy trì đến tận quá giữa trưa, khiến tầm nhìn xa bị giảm khi quan sát từ các tòa nhà cao tầng.

Xin đừng nhầm lẫn giữa bức màn trắng mờ này với màn sương sớm thơ mộng bay là là mặt hồ Tây ngày xưa hoặc trên triền núi chiều tà Tây Bắc! Cũng theo các nghiên cứu trên, bụi PM2,5 chủ yếu chứa các thành phần ammonium, sulphate, tro bay v.v. được đưa đến từ xa; ngoài ra có nhiều bụi vật liệu xây dựng, bụi từ phương tiện giao thông và do đốt rơm rạ.

Bụi PM10 cũng chứa nhiều xôn-khí ammonium và sulphate, nhưng có nguồn gốc đáng kể từ môi trường đất, một phần xôn-khí từ muối biển, tro bay từ xa và cả bụi tro từ đốt than tổ ong... Đề tài đã chỉ ra các nguồn phát gây ô nhiễm ngay tại Hà Nội là từ vật liệu xây dựng, khí thải xăng xe, đốt than tổ ong, đốt rơm rạ ... cùng với nguồn từ xa do các nhà máy điện than và công nghiệp khác dùng nhiên liệu hoá thạch, bụi đất mịn và xôn-khí biển ...

Phải làm gì đây?

Như vậy ý kiến giải thích của cơ quan chức năng quản lý bảo vệ môi trường trong những ngày gần đây cũng không có điều gì quá mới lạ so với kết quả nghiên cứu 10 năm trước, nhưng dường như các nghiên cứu 20 năm trước không được nhắc đến. Mặt khác Hà Nội đang đề xuất các nhà khoa học ở Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam khẩn trương lập đề tài nghiên cứu đánh giá sâu về tình hình ô nhiễm tương tự và đề xuất biện pháp khắc phục.

Vậy báo cáo khoa học đã được Hội đồng nghiệm thu gần 20 năm trước nay đang ở đâu? Ai đang “cất chúng vào ngăn kéo” như chúng ta từng nghe dư luận phê bình các nhà khoa học, khi cho rằng họ chỉ nghiên cứu những vấn đề qúa xa vời mà có rất ít tác dụng cho thực tiễn cuộc sống! Trong trường hợp này chắc không phải vậy: các nhà khoa học đã công bố số liệu đầy đủ, chỉ có người đáng lẽ cần sử dụng kết quả thì dường như để quá lâu không dùng và nay đã không biết đến nó nữa.

Thật ra chúng ta không phản đối việc triển khai những đề tài mới tương tự, bởi các số liệu khoa học luôn cần tiếp tục cập nhật và kiểm định theo thời gian. Tuy nhiên, chúng phải có tính kế thừa để làm cho tốt hơn, giàu ý nghĩa hơn. Nếu không như vậy thì sẽ lặp lại những việc cũ vừa khó khăn, tốn nhiều thì giờ, ngân sách và đó sẽ là sự lãng phí thực sự. Hơn nữa, một nguyên tắc đạo đức khoa học là phải tôn trọng những tác giả đi tiên phong.

Vì vậy trước khi đề xuất những đề tài mới, phải chăng chúng ta hãy cố gắng tham khảo và kế thừa những gì đã từng có để áp dụng ngay, để khoa học có ích sớm hơn cho cuộc sống? Mà “cuộc sống” trong vấn đề ô nhiễm không khí đề cập ở trên lại rất cụ thể đúng theo nghĩa đen, nó là nỗi băn khoăn lo lắng, là đòi hỏi bức thiết được bảo vệ sức khoẻ của hàng chục triệu dân cư Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang hứng chịu ô nhiễm bụi hô hấp trong mùa nghịch nhiệt tháng 9 tháng 10 vừa qua.

Theo VietNamNet
Phiên bản di động