"Bar chui" Airport Chùa Bộc hoạt động công khai nhiều năm trước sự "bất lực" của chính quyền

Công ty cổ phần An Vượng Á Châu (AVAC) thuê toàn bộ tài sản hiện hữu trên một số khu đất và tòa nhà Sắc Xuân phía sau Khách sạn ASEAN tại 6-8 Chùa Bộc của MB Bank để làm quán "Bar chui" Airport Chùa Bộc vì không có giấy phép xây dựng.
Hải Phòng: Quán bar, karaoke dừng hoạt động đến hết 30/4 'Chiêu' trốn cách ly của người từng tới quán bar Buddha Mật phục tại quán bar, nhà hàng để xử lý vi phạm nồng độ cồn Đột kích quán bar trong đêm, phát hiện 118 người dương tính ma túy
bar chui airport chua boc hoat dong cong khai nhieu nam truoc su bat luc cua chinh quyen
Lưc lượng chức năng bắt quả tang "bữa tiệc ma túy" tổ chức tại quán "bar chui"

Lô đất rộng 9.825,7m2 số 6-8 phố Chùa Bộc vốn thuộc quyền sử dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank). Ngày 8/7/2016, MB Bank đã chuyển nhượng tài sản trên đất gắn liền với quyền sử dụng đất cho Tổng công ty 36 - CTCP (TCT 36).

Chấp thuận việc chuyển nhượng này, ngày 22/7/2016 UBND TP Hà Nội đã có QĐ số 4025QĐ-UBND về việc thu hồi đất tại 6-8 Chùa Bộc từ MB Bank để giao cho TCT 36 thuê. Ngày 15/12/2016, Sở TNMT đã cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất cho TCT 36.

Điều bất ngờ là sau khi hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án khu nhà cao tầng dịch vụ thương mại tại số 6-8 Chùa Bộc thì TCT 36 không thể triển khai dự án do một doanh nghiệp ký hợp đồng thuê một phần mặt bằng làm văn phòng và kinh doanh Bar Airport… trước đó với công ty con của MB Bank đã không chịu trả lại mặt bằng mặc dù hợp đồng thuê đã hết thời hạn từ năm 2015.

Theo tìm hiểu vụ việc của phóng viên, năm 2014 Công ty cổ phần địa ốc MB (MB Land) có cho Công ty cổ phần An Vượng Á Châu (AVAC) thuê toàn bộ tài sản hiện hữu trên khu đất A, khu đất B, khu đất C và tòa nhà Sắc Xuân phía sau tòa nhà Khách sạn ASEAN tại 6-8 Chùa Bộc. Theo Hợp đồng số 30/2014/MBLAND-AVAC ký ngày 31/10/2014 thì Công ty AVAC thuê tài sản nhằm kinh doanh cho thuê văn phòng, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống, hoạt động quán rượu, quầy bar… thời thuê là một năm, sau ngày 31/12/2014 là hết hợp đồng.

Tiếp đó, ngày 30/6/2015 Công ty AVAC lại ký hợp đồng thuê tài sản với Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản MB Bank thuê tòa nhà Sắc Xuân 2 tầng trong khuôn viên khu đất số 6-8 Chùa Bộc; thời hạn hợp đồng là hai tháng chấm dứt vào ngày 30/8/2015.

Các hợp đồng trên sau khi hết hạn đều không được các công ty của MB Bank gia hạn. Như vậy, tính đến thời điểm MB Bank chuyển nhượng tài sản cho TCT 36 thì Công ty AVAC không còn quyền gì đối với những tài sản đã thuê ngoài việc cố ý trây ì không chịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

Về việc nhận bàn giao tài sản trên khu đất 6-8 Chùa Bộc từ MB Bank, ông Nguyễn Đăng Giáp – Tổng giám đốc TCT 36 cho biết: “Khi TCT 36 nhận bàn giao tài sản từ MB Bank thì ngoài các hạng mục tòa nhà 5 tầng khách sạn ASEAN và tòa nhà 2 tầng Sắc Xuân được ghi nhận là tài sản hợp pháp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận QSD đất và QSH nhà ở, còn có một số công trình không ghi nhận do xây dựng không phép trên đất thuê đã hết thời hạn thuê của Công ty AVAC. Đây là hành vi cố ý chiếm giữ và kinh doanh trái phép trên mặt bằng của TCT 36”.

Điều trớ trêu là khi TCT 36 khởi kiện Công ty AVAC ra Tòa án ND quận Đống Đa để đòi lại quyền sử dụng đất (Vụ án dân sự số 93/2018/TLST ngày 6/12/2018) thì phía Cty AVAC cho rằng việc giao kết hợp đồng giữa MB Bank và TCT 36 là “vi phạm điều cấm của pháp luật” và có đơn phản tố đòi tuyên “vô hiệu để đảm bảo hiệu lực pháp luật và quyền lợi của Công ty AVAC”. Tổng giám đốc AVAC Nguyễn Bảo Vinh còn quả quyết: “Giấy chứng nhận QSD đất số CG 533226 được UBND TP Hà Nội cấp cho TCT 36 xâm phạm đến quyền lợi của bên thứ 3 là Công ty AVAC”(?!)

Điều cần lưu ý là quyền lợi của Công ty AVAC hình thành trên các tài sản thuê tại 6-8 Chùa Bộc đã hết từ lâu nếu căn cứ thời hạn công ty này ký với các công ty con của MB Bank. Hợp đồng thuê tài sản của Công ty AVAC cũng thể hiện rõ Công ty này phải “Bàn giao lại nguyên trạng tài sản trên khu vực thuê khi hợp đồng chấm dứt và tự chịu chi phí di dời các tài sản đã đầu tư của mình”.

Qua vụ việc Công ty AVAC chiếm giữ tài sản và mặt bằng của TCT 36, dư luận cũng bất ngờ về sự buông lỏng của chính quyền quận Đống Đa khi để Công ty AVAC xây dựng không phép và kinh doanh Bar Airport nhiều năm nay. Theo ghi nhận của phóng viên, Bar Airport Chùa Bộc là một trong những điểm nóng về an ninh trật tự và sử dụng ma túy trên địa bàn quận Đống Đa.

Vào khoảng 0h30 ngày 15/6/2017 tại Bar Airport Chùa Bộc đã xẩy ra một vụ xô xát, một thanh niên đã bị đâm trọng thương. Rạng sáng ngày 22/8/2019, CA quận Đống Đa đã kiểm tra đột xuất Bar Airport Chùa Bộc thu giữ nhiều ma túy và 16 bình khí N20 có trọng lượng khác nhau hơn 1.000 quả bóng cao su để phục vụ bóng cười cho khách chơi.

Được biết Chính quyền quận Đống Đa đã nhiều lần xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Công ty AVAC. Trong một CV báo cáo UBND TP Hà Nội vào ngày 23/12/2019, UBND quận Đống Đa cho biết: “UBND quận đang tiếp tục chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, thực hiện xử lý dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng theo đúng quy định pháp luật, hoàn thành trong tháng 1/2020”.

Gần đây nhất, ngày 25/2/2020, UBND phường Quang Trung cũng có Báo cáo và đề xuất xử lý hành vi tổ chức thi công xây dựng không có giấy phép xây dựng của Công ty AVAC tại 6-8 Chùa Bộc. Công văn do ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Quang Trung ký cũng phải thừa nhận: “Thực hiện chỉ đạo của UBND quận, UBND phường Quang Trung liên tục đôn đốc dỡ bỏ nhưng Công ty CP AVAC vẫn cố tình không tự dỡ bỏ công trình vi phạm”.

Điều đặc biệt là hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng của Công ty AVAC tại 6-8 Chùa Bộc được bắt đầu lập từ… ngày 15/12/2014(?)

Việc các cơ quan quản lý nhà nước tại quận Đống Đa dường như bất lực trước những sai phạm của Công ty AVAC khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi thế lực nào đang đứng sau chống lưng cho công ty này?

PV
Phiên bản di động