Bão số 4 nguy hiểm như thế nào?

Dự báo khoảng chiều đến đêm 30/8, cơn bão số 4 (cơn bão Podul) sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Bão số 4 giật cấp 12 đang hướng vào Bắc Trung Bộ, dịp nghỉ Lễ 2/9 mưa lớn Phát công điện khẩn phòng, chống bão siêu bão Podul Bão gần biển Đông, nghỉ lễ 2/9, miền Trung chìm trong mưa dông?

Bão gây ra khả năng triều cường cao, gây mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt tại các vùng vừa bị tổn thương lớn với mưa bão nên khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất,...

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Bão số 4 hình thành ngay ở biển Đông, có thời gian và tốc độ di chuyển rất nhanh. Đặc biệt càng vào gần bờ thì cường độ cơn bão khả năng tăng. Cơn bão số 4 cùng lúc có tác động hình thái phía Bắc nên cần đề phòng các tương tác hình thái làm thay đổi đường đi của bão. Hoàn lưu bão gây mưa sẽ lớn hơn, phạm vi vùng nguy hiểm rộng, hoạt động kinh tế về thủy hải sản rất lớn với một lượng tàu thuyền hoạt động trên ngư trường rộng 61.414 tàu, 20.475 lồng bè.

bao so 4 nguy hiem nhu the nao
Vị trí và đường đi của bão số 4. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Ông Mai Văn Kiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết, các dự báo của Việt Nam và các đài quốc tế hiện nay đều thống nhất, cơn bão số 4 sẽ mạnh nhất với cường độ gió mạnh cấp 8 - cấp 9, giật cấp 12 khi đi vào phía nam đảo Hải Nam và phía nam vịnh Bắc bộ. Khi đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, gió bão sẽ mạnh cấp 9, giật cấp 11.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia chia sẻ: Bão Podul (cây Liễu) là cơn bão lệch tâm, sáng ra sẽ là lúc có thể thấy được: tâm một nơi, mây mưa một nẻo. Chính vì vậy, dù tâm bão còn ở xa nhưng nhờ gió đông bắc mạnh trên đầu (12km) tạo ra độ đứt lớn, 25kts (~13m/s), những đám mây của bão bị đẩy ra xa, tự do gây mưa dông cho ven biển miền Trung. Do đó, ngày 29/8 cho tới tối 31/8, Bắc và Trung Trung Bộ mưa to, sau đó giảm. Thủ đô Hà Nội và Bắc Bộ mưa sau một chút nhưng kéo dài đến hết kỳ nghỉ lễ, tập trung trong ngày 31/8 và 1/9.

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều và đêm 29/8 đến ngày 02/9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to; Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực:

- Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị: 250-400mm;

- Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ: 200-300mm;

- Khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Đà Nẵng: 100-200mm;

Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt: Trên các sông suối trên lưu vực sông Hồng- Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-7m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao và lưu lượng đến hồ Hòa Bình trên sông Đà, sông Hoàng Long có khả năng đạt mức báo động (BĐ)1-BĐ2; thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh lên mức BĐ2-BĐ3, hạ lưu lên mức BĐ1-BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1-BĐ2.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; Ngập lụt tại thành phố Hà Nội, các khu đô thị thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Trước đó, chiều 28/8, tại Hà Nội, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương dự báo bão đổ bộ, bàn và triển khai công tác ứng phó cơn bão số 4.

bao so 4 nguy hiem nhu the nao
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương ứng phó bão số 4. Ảnh: Tổng cục PCTT

Phó Thủ tướng cho biết: Bão xảy ra vào dịp nghỉ lễ dài ngày, lưu lượng người tham gia du lịch tại các tỉnh bị ảnh hưởng rất lớn nên hết sức lưu ý, không lơ là chủ quan trong việc phòng chống bão. Ông cũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương chủ động triển khai các biện pháp giảm thiểu nhất thiệt hại có thể xảy ra với người dân và du khách, đảm bảo an toàn tính mạng con người là mục tiêu cao nhất.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng lưu ý đảm bảo an toàn đối với các phương tiện trên biển, thường xuyên thông tin, kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra. Các địa phương chủ động theo dõi diễn biến bão để chủ động ra lệnh cấm biển.

Đối với khu vực dự báo bão đổ bộ và các tỉnh miền núi, Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương rà soát triệt để, lên phương án sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão.

Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã có công hàm đề nghị Trung Quốc và Philippines tạo điều kiện cho các tàu, thuyền Việt Nam tránh bão.

Huyền My
Phiên bản di động