6.000 người Hà Nội mắc bệnh vì muỗi

Sở Y tế Hà Nội ngày 11/10 thông tin, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 6.000 ca sốt xuất huyết Dengue, 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh này tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa có dấu hiệu cảnh báo nặng. Bác sĩ cho biết diễn biến bệnh năm nay có nhiều điểm khác biệt.
Chườm nóng để nhanh lấy lại dáng sau sinh, sản phụ bị băng huyết "Mắc màn cho lợn", đàn heo hiếm hoi thoát kiếp nạn chết triệu con Khai mạc giải Vô địch bóng bàn thiếu niên, nhi đồng Thủ đô mở rộng năm 2019 Hơn 87.000 ca sốt xuất huyết, Bộ Y tế ra công điện khẩn

Sở Y tế Hà Nội ngày 11/10 thông tin, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 6.000 ca sốt xuất huyết Dengue, không có trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 9, mỗi tuần Hà Nội ghi nhận thêm 400-500 ca. Trong khi trước đó, tháng 8, mỗi tuần các cơ sở y tế ở Thủ đô chỉ ghi nhận từ 200-300 ca mắc mới.

Một số quận, huyện có số ca mắc cộng dồn cao như Hà Đông (597 ca), Cầu Giấy (457 ca), Nam Từ Liêm (435), Thanh Trì (425), Đống Đa (424), Thường Tín (417), Hoàng Mai (412), Thanh Oai (367), Hoài Đức (365), Bắc Từ Liêm (236).

Thời điểm này, chỉ riêng tại Khoa Virus-Ký sinh trùng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có khoảng 70 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết điều trị. Nhiều ca diễn biến nặng. Trong tháng 9, bệnh viện này đã tiếp nhận hơn 420 ca mắc sốt xuất huyết. Để tránh quá tải, nằm ghép, bệnh viện đã phải chuyển bớt bệnh nhân sang cơ sở 2 tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh) điều trị.

Bệnh nhân đông, phải kê giường ở hành lang

Tai Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, chỉ trong 10 ngày đầu tháng 10, có tới gần 100 bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám ở phòng khám truyền nhiễm, trong đó 84 ca điều trị nội trú.

6000 nguoi ha noi mac benh vi muoi

Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa phải kê thêm giường ở hành lang cho bệnh nhân nằm

"10 ngày đầu tháng 10, số khám ở khoa Truyền nhiễm đã chiếm hơn một nửa tổng số khám trong tháng 9. Đó là chưa kể số bệnh nhân khám rất đông ở khoa Cấp cứu bệnh viện" - đại diện khoa Truyền nhiễm cho hay.

Hiện khoa Truyền nhiễm đang điều trị nội trú cho 79 bệnh nhân, 50 ca trong số đó là bệnh nhân sốt xuất huyết. Số bệnh nhân đông khiến các bác sĩ trong khoa phải tăng cường ca trực, kê thêm giường bệnh ở hành lang hay giường bạt, quạt mát cho bệnh nhân nằm tại tầng 2, 3 nhà D.

6000 nguoi ha noi mac benh vi muoi

Nữ bệnh nhân này sốt cao 3 ngày tới 39.3 độ C, xuất huyết niêm mạc bất thường mới đi khám, nhập viện.

Trong số 50 ca sốt xuất huyết, hiện có tới 14 ca có dấu hiệu cảnh báo nặng phải theo dõi tích cực, sát sao. Đó là những người tiểu ít nôn nhiều, lờ đờ chậm chạp, đau bụng, đau tức vùng gan, gan to trên bờ sườn trên 2cm, men gan tăng trên 400 gấp 10 lần bình thường, có xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu chân răng, hay hành kinh sớm...).

Sốt ngày thứ 2, bà Đoàn Thị Chung 70 tuổi ở Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội vào Bệnh viện Đa khoa Đống Đa khám. Lúc đầu, thấy sốt 38.5 độ C, bà nghĩ chắc chỉ bị sốt virus thông thường. Nhưng kết quả xét nghiệm máu cho thấy bà bị sốt xuất huyết, bà phải nhập viện điều trị.

Hôm nay là ngày thứ 6 bà nằm viện. Dù không sốt nữa nhưng bà lại bị... hạ thân nhiệt, khi nhiệt kế đo chỉ hơn 35 độ C. Bà còn bị chóng mặt, hạ tiểu cầu, phải xét nghiệm tiểu cầu hàng ngày.

"Với bệnh sốt xuất huyết, ngày thứ 4-7 là giai đoạn nguy hiểm. Năm nay, nhiều bệnh nhân ở ngày thứ 4-5 sau khi dứt sốt tưởng đã khỏi nên đòi ra viện. Nhưng chúng tôi vẫn tư vấn cho bệnh nhân ở lại theo dõi thêm bởi nhiều ca bị hạ tiểu cầu nhanh chóng" - BSCK2 Nguyễn Thái Minh, trưởng khoa Truyền nhiễm, cho hay.

Điều này theo BS Minh là khác biệt với các năm trước. Có những bệnh nhân là nam thanh niên, mấy ngày đầu sốt 39-40 độ C, sau 4 ngày hạ sốt thậm chí về 36 độ C, ăn uống kém, hạ luôn số lượng tiểu cầu trong máu xuống còn 10.000 microlit máu (trong khi bình thường là 150.000 - 400.000/microlit máu) khiến người tụt huyết áp, mệt lả. Lúc này, nếu không dùng khăn khô lau người cơ thể dễ bội nhiễm, nguy hiểm.

Ai cần lưu ý?

Theo BS Minh, hiện nay sốt xuất huyết là bệnh diễn ra quanh năm, cao điểm vào tháng 9-11. Những đối tượng cần đặc biệt chú ý khi mắc bệnh là người già, người bị bệnh mãn tính (tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mãn tính), trẻ nhũ nhi, người béo phì, phụ nữ mang thai...

Trong số hơn 500 ca sốt xuất huyết điều trị từ đầu năm đến nay tại khoa Truyền nhiễm, không ít ca có men gan tăng cao. Theo BS Minh có 3 nguyên nhân: Virus dengue tấn công trực tiếp tế bào gan nên hủy hoại hàng loạt tế bào gan, khiến men gan tăng; Phản ứng miễn dịch cơ thể cũng khiến enzym gan trong máu tăng cao; Thứ 3 là việc dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol.

"Với bệnh nhân sốt xuất huyết, những ngày đầu sốt rất cao, uống thuốc hạ sốt không thể về được nhiệt độ bình thường (37 độ C), chỉ về khoảng 37.5 độ C, chỉ 1-2 tiếng lại sốt bùng lên, nên bệnh nhân lại uống thuốc, gây ra hiện tượng tăng men gan" - BS Minh cho biết và lưu ý, người dân nên tích cực chườm khăn và uống nước để cơ thể thải nhiệt qua đường nước tiểu...

Theo Gia đình Việt Nam
Phiên bản di động