40.000 người liên quan đến bệnh viện Bạch Mai đang là nguy cơ đang toả đi khắp nơi

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, phải tìm được những người vào ra Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua để theo dõi, sàng lọc, xử lý cụ thể từng trường hợp. Theo dự tính số người ra vào Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ ngày 10/3 đến khi phong tỏa hoàn toàn vào rạng sáng 28/3 khoảng 40.000 người
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn: Cần cơ chế cách ly đặc thù cho nhân viên y tế đã xét nghiệm âm tính Cách ly 1 người ở Yên Bái tiếp xúc gần với người đưa nước sôi ở BV Bạch Mai có triệu chứng sốt, ho Bệnh viện Xanh Pôn cách ly một khoa liên quan "bệnh nhân 175" "Bệnh viện Bạch Mai không còn ai nhiễm Covid-19, đã sạch sẽ" Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Nguy cơ tiếp tục lây nhiễm ra cộng đồng rất lớn từ “ổ dịch” Bệnh viện Bạch Mai Binh chủng Hoá học dùng phương tiện đặc chủng phun khử khuẩn BV Bạch Mai Những người từng đến bệnh viện Bạch Mai cần liên hệ số hotline nào? Thái Nguyên: Nữ nhân viên nhà ăn BV Bạch Mai nhiễm Covid-19 đã tiếp xúc với nhiều người

Bộ Y tế cho biết, dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đã xuất hiện lây lan trong cộng đồng và sẽ có diễn biến phức tạp do các trường hợp bệnh xâm nhập từ nước ngoài chưa được sàng lọc, phát hiện hoặc các trường hợp xâm nhập có mang virus nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Báo cáo thống kê cho thấy, có tới 60,1% không có triệu chứng khi phát hiện, điều này gây khó khăn cho phòng chống.

Đối với ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, từ ngày 26/3, Bộ Y tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tiến hành lấy hơn 5,4 nghìn mẫu xét nghiệm đối với toàn bộ nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

Ngày 27/3, sau khi ghi nhận thêm 2 ca bệnh mới là nhân viên phục vụ tại căng tin bệnh viện, Bộ Y tế đã chỉ đạo cách ly toàn bộ bệnh viện và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở 1 nằm trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai từ 0 giờ ngày 28/3.

Ngày 29/3, kết luận cuộc họp và thị sát qua hệ thống trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra yêu cầu này sau khi nghe báo cáo tình hình.

Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh, Thủ tướng đề nghị, tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, tất cả mọi người từ nơi khác đến khu dân cư phải được giám sát, khai báo cụ thể. Phải bảo đảm phân lập tuyệt đối vùng có người lây nhiễm với vùng chưa có người nhiễm để ngăn chặn ngay lập tức, khoanh vùng, dập dịch với phương châm “4 tại chỗ” phù hợp. Cấp nào quá tải cần thông tin kịp thời để điều phối, chi viện.

Đặc biệt, phải có biện pháp mạnh mẽ, toàn diện đối với các ổ dịch đã được thảo luận tại cuộc họp, nhất là ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar Buddha ở TP HCM. Phải tìm được những người (khoảng 40.000 người) ra vào Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua để theo dõi, sàng lọc, xử lý cụ thể từng trường hợp.

40000 nguoi lien quan den benh vien bach mai dang la nguy co dang toa di khap noi
Thủ tướng làm việc trực tuyến với 5 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng

Dù đáng mừng là Việt Nam chưa có ca tử vong, các ca nặng cũng đang chuyển biến tích cực, một số ca được chữa khỏi đã ra viện, nhưng Thủ tướng yêu cầu không được chủ quan, bởi trên thế giới đã có gần 30 nghìn người tử vong, con số này chưa dừng lại mà tiếp tục tăng. Cùng với yêu cầu xử lý nghiêm các đối tượng tung tin sai sự thật, không khai báo y tế theo quy định, Thủ tướng giao Bộ Y tế, Bộ Công an phối hợp xử lý bệnh nhân 178 để răn đe, giáo dục.

Đối với các địa phương, cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, bởi đây là các biện pháp như khẩn cấp để chống dịch hiệu quả. Cùng với đó là quán triệt thực hiện các biện pháp cách ly, giữ khoảng cách, không được tụ tập đông người, dừng các dịch vụ không cần thiết, khoanh lại các ổ dịch kịp thời. Thủ tướng cho biết, các hàng hóa thiết yếu luôn được đảm bảo từ 4-5 lần mức bình thường, đảm bảo nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.

Nhấn mạnh "thời gian vàng” để chống dịch chỉ khoảng 2 tuần nữa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Một tinh thần là chống dich như chống giặc. Việt Nam đã có 12 ngày đêm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không năm 1972, giờ đây chúng ta có 15 ngày hoặc hơn thế nữa để chiến thắng dịch bệnh, không để bùng nổ ở Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Đó là trách nhiệm nặng nề nhưng vinh dự đối với cả hệ thống của chúng ta. Một tinh thần 7/4/1975 khi Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam gửi mặt trận Sài Gòn đó là: Thần tốc-Thần tốc hơn nữa, Táo báo-Táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút, sốc tới chiến trường, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng.

Đinh Linh
Phiên bản di động